Nhà sinh vật học

0
191
Rate this post

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
36. Nghề Nhà sinh vật học – Biologist

I. MÔ TẢ NGHỀ:

Nhà sinh vật học nghiên cứu về sự sống và các hệ sinh vật. Họ tiến hành nghiên cứu, cải tiến hoặc phát triển các lí thuyết và phương pháp vận hành cũng như áp dụng kiến thức khoa học liên quan tới sinh vật học, vi sinh vật học, vi khuẩn học, tế bào học, nghiên cứu gen, động vật học, thực vật học và sinh thái học, đặc biệt trong các lĩnh vực dược và nông nghiệp.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Tiến hành thử nghiệm trong thực tế, trong phòng thí nghiệm những vấn đề liên quan tới tất cả các dạng của sự sống bằng cách xác định và phân loại các nhóm người, động vật, bò sát hoặc các loài cây; nghiên cứu tìm hiểu về nguồn gốc, sự phát triển, tính chất vật lí, hoá học, cấu trúc, thành phần và sự tái tạo của chúng;
2. Nghiên cứu và tiến hành các thực nghiệm liên quan tới cấu trúc, sự phát triển và tính chất của các hệ vi sinh vật như vi khuẩn, virus;
3. Nghiên cứu và tiến hành các thực nghiệm liên quan tới các yếu tố hình thành nên nguồn gốc, sự phát triển và quá trình chuyển đổi các tính chất di truyền học ở tất cả các dạng của sự sống;
4. Nghiên cứu sự sống của tất cả các cây cỏ và động vật để phát triển các ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực như nông nghiệp, dược dựa trên những kiến thức này;

5. Nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm liên quan tới chức năng của các tế bào sống cũng như các ảnh hưởng của các nhân tố vật lí, hoá học đối với các tế bào bình thường và bất thường;
6. Nghiên cứu mối liên kết giữa động, thực vật với các yếu tố môi trường liên quan;
7. Phát triển các ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp và y học.
8. Chuẩn bị nghiên cứu khoa học và các báo cáo.

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực phân tích – logic

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực thể chất – cơ khí

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

Lựa chọn  (Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương):

1. Theo học TC chuyên ngành công nghệ sinh học
2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH, sau ĐH

Lựa chọn 1 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

  1. Theo học TC chuyên ngành công nghệ sinh học
  2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH, sau ĐH

Lựa chọn 2 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học CĐ chuyên ngành công nghệ sinh học.
2. Có thể học tiếp lên ĐH, sau ĐH

Lựa chọn 3 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học ĐH chuyên ngành sinh học hoặc ngành công nghệ sinh học.
2. Có thể học tiếp lên sau ĐH

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• Sinh vật học
• Động vật học
• Thực vật học
• Vi sinh
• Sinh học ứng dụng (công nghệ sinh học)

VI. NƠI LÀM VIỆC:

Đây là chuyên ngành chính làm nền tảng cho các ngành nghề liên quan tới khoa học về sự sống. Nơi làm việc cụ thể của nhà sinh vật học phụ thuộc vào lĩnh vực chuyên sâu mà người đó chọn, ví dụ như phòng thí nghiệm sinh học, công ty dược phẩm, nhà máy thực phẩm, nhà máy bia… Bạn cũng có thể giảng dạy môn sinh học tại các trường ĐH, CĐ, TC, THPT, THCS.

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

• CĐ Thủy sản
• CĐ Công nghệ Bắc Hà
• CĐ Lương thực, thực phẩm – Đà Nẵng
• TC Thủy sản, tại TP. HCM
• CĐ Bách Việt
• ĐHQG Hà Nội – ĐH Khoa học tự nhiên
• ĐH Vinh
• CĐ Nguyễn Tất Thành
• ĐH Bách Khoa Hà Nội
• HV Nông nghiệp Hà Nội
• ĐH Huế – ĐH Khoa học
• ĐH Đà Nẵng – ĐH Bách Khoa
• ĐH Công nghệ Vạn Xuân
• CĐ kinh tế – công nghệ TpHCM
• ĐHQG TpHCM – ĐH Khoa học tự nhiên
• ĐHQG TpHCM – ĐH Quốc tế
• ĐH Công nghiệp thực phẩm TpHCM.