Cán bộ quan hệ lao động

0
287
5/5 - (1 bình chọn)

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
121. Nghề Cán bộ quan hệ lao động – Labour Relations Officer

I. MÔ TẢ NGHỀ:

Cán bộ quan hệ lao động là chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng và duy trì quan hệ lao động hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động của một doanh nghiệp. Họ hiểu biết sâu về chính sách pháp luật lao động, quan tâm tới các điều kiện làm việc thích hợp và việc làm bền vững cho người lao động, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động trong dài hạn.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Tìm hiểu, cập nhật, tuyên truyền chính sách pháp luật liên quan đến lao động cho người lao động và người sử dụng lao động;
2. Tìm hiểu, tuyên truyền và triển khai thực hiện chính sách, nội qui lao động của doanh nghiệp;
3. Đề xuất với người sử dụng lao động, thực hiện các chương trình vì lợi ích của người lao động và gia đình họ;
4. Gặp gỡ những người lao động gặp khó khăn (ví dụ khó khăn về tài chính, sức khỏe) và tư vấn cho họ hoặc giới thiệu họ với các chuyên gia có liên quan để tiếp tục hỗ trợ;
5. Tập huấn, tư vấn, nâng cao trình độ của người lao động và công đoàn cơ sở về quan hệ lao động, đối thoại tại nơi làm việc;
6. Đóng vai trò kết nối giữa người lao động và người sử dụng lao động, thúc đẩy việc đàm phán kí kết thỏa ước lao động tập thể;
7. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công thông qua thương lượng tập thể.

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực làm việc với con người

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực ngôn ngữ

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

Lựa chọn (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học ĐH khoa Luật; khoa Quản lí lao động
2. Có thể học tiếp lên sau ĐH

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• Bồi thường
• Tư vấn
• Tâm lí công nghiệp
• Xã hội học công nghiệp
• Luật lao động
• Phúc lợi lao động
• Thỏa ước lao động tập thể
• Giải quyết tranh chấp lao động và đình công
• Bảo vệ người lao động

VI. NƠI LÀM VIỆC:

• Các doanh nghiệp, nhà máy, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động
• Tổ chức công đoàn các cấp
• Các tổ chức đại diện người sử dụng lao động như Văn phòng giới sử dụng lao động (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), Liên minh hợp tác xã, hiệp hội dệt may, da giày…
• Cơ quan quản lí Nhà nước về lao động (Bộ và các sở LĐTB&XH, các tổng cục, cụ, vụ viện)
• Các tổ chức quốc tế về vấn đề lao động và việc làm

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

• ĐH Công đoàn (Hà Nội)
• ĐH Lao động xã hội (Hà Nội)
• ĐH Lao động xã hội Cơ sở 2
• ĐH Tôn Đức Thắng