Kiểm soát viên không lưu

0
335
5/5 - (1 bình chọn)

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
166. Nghề Kiểm soát viên không lưu – Air Traffic Controller

I. MÔ TẢ NGHỀ:

Kiểm soát viên không lưu, còn gọi là kiểm soát viên giao thông đường hàng không, hướng dẫn hướng bay trên không trung, và dưới mặt đất qua các thiết bị như đài, ra-đa hay hệ thống đèn và cung cấp thông tin cần thiết cho hoạt động của phương tiện bay.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Hướng dẫn và điều khiển phương tiện bay hạ cánh và cất cánh và các thao tác trên mặt đất;
2. Hướng dẫn và kiểm soát phương tiện bay hoạt động trong không phận cho phép;
3. Kiểm tra và phê chuẩn kế hoạch bay;
4. Thông báo cho đội bay và phi hành đoàn về điều kiện thời tiết, các điều kiện hoạt động, kế hoạch bay và giao thông hàng không;
5. Áp dụng các kiến thức về qui tắc và thực tiễn liên quan đến điều khiển giao thông hàng không để xác định và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc;
6. Ban hành và tổ chức tình trạng khẩn cấp, các dịch vụ và qui trình nghiên cứu, và giải cứu;
7. Chỉ đạo hoạt động của các phương tiện bay và phương tiện dịch vụ tại hoặc gần đường băng;
8. Duy trì liên lạc qua điện đài và điện thoại với các đài kiểm soát lân cận, các trạm kiểm soát đón khách hay các trung tâm kiểm soát khác, và phối hợp hoạt động của phương tiện bay vào các khu vực lân cận.

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực thể chất – cơ khí

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực hình học – màu sắc – thiết kế

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

Lựa chọn (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học CĐ hoặc ĐH chuyên ngành kĩ thuật – công nghệ bất kì.
2. Tốt nghiệp, được cấp bằng CĐ hoặc ĐH chuyên ngành đào tạo.
3. Trúng tuyển vào vị trí kiểm soát không lưu của công ty Quản lí bay (Tốt nghiệp loại khá, trình độ tiếng Anh và sức khỏe đạt tiêu chuẩn làm việc tại vị trí tuyển dụng theo qui định).
4. Tham gia khóa đào tạo của công ty Quản lí bay và thi lấy chứng chỉ hành nghề an toàn hoạt động bay của Cục Hàng Không cấp.

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• Không quân, chuyên đào tạo phi công và quản lí không lưu trong thời kì chiến tranh
• Hàng không nội địa, chuyên ngành hàng không chở hành khách

VI. NƠI LÀM VIỆC:

• Đài chỉ huy các sân bay dân sự và quân sự
• Trung tâm kiểm soát không lưu và tiếp cận đường dài

…..

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

• Các trường CĐ, ĐH trên cả nước.
• Công ty Quản lí bay miền Bắc, miền Trung, miền Nam thuộc Tổng công ty quản lí bay
• Công ty Quản lí bay miền Nam thuộc Tổng công ty quản lí bay
• Công ty Quản lí bay miền Trung, thuộc Tổng công ty quản lí bay

……………….