Nhà khoa học biển

0
176
Rate this post

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
37. Nghề Nhà khoa học biển – Marine Scientist

I. MÔ TẢ NGHỀ:

Nhà khoa học biển chủ yếu làm việc ở đại dương. Tùy thuộc vào chuyên môn mà họ nghiên cứu những vật thể không có sự sống (ví dụ như đất, đá ở đáy biển, nước, cát…) hoặc vật thể sống trong đại dương (ví dụ như động vật biển, sinh vật biển…). Các nhà khoa học biển sử dụng máy móc thiết bị chuyên dụng, hình ảnh vệ tinh và lặn dưới nước để thu thập dữ liệu về các đại dương. Họ góp phần bảo vệ môi trường bằng cách phát minh ra phương pháp bảo vệ các vùng nước và bờ biển khỏi ô nhiễm và thiệt hại. Họ ứng dụng kết quả nghiên cứu để phát triển các phương pháp dự báo, đánh giá điều kiện môi trường đại dương, xác định khu vực khai thác, đánh bắt thuỷ sản, cải thiện an ninh vùng biển của một quốc gia.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Nghiên cứu tế bào, mô và đời sống của sinh vật trong đại dương;
2. Đánh giá tác động của môi trường bên trong và bên ngoài đối với các sinh vật trong đại dương;
3. Tiến hành thăm dò đại dương để thu thập dữ liệu về hình dạng, tính chất của đáy đại dương và các hiện tượng như thủy triều, dòng chảy, núi băng trôi;
4. Tiến hành phân tích hóa học đáy đại dương và nước biển ở các độ sâu khác nhau;
5. Lập bản đồ và biểu đồ tích tụ cát trên bãi biển;
6. Xây dựng một bức tranh toàn diện và thống nhất về các vận động diễn biến của đại dương.
7. Đánh giá tác động của môi trường bên trong và bên ngoài đối với cấu tạo vật lí của đại dương (ví dụ như đáy đại dương, bờ biển);
8. Viết báo cáo dựa trên kết quả nghiên cứu để cung cấp thông tin cho công chúng, chính phủ, các tổ chức môi trường, tổ chức khai thác tài nguyên thiên nhiên và đánh bắt thuỷ sản.

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực phân tích – logic

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực thể chất – cơ khí

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

1. Theo học ĐH chuyên ngành Hải dương học
2. Có thể học tiếp lên sau ĐH

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• Hải dương học – hóa học
• Hải dương học – địa chất
• Hải dương học – địa vật lí
• Hải dương học – vật lí

VI. NƠI LÀM VIỆC:

• Các viện nghiên cứu của Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia
• Các viện, trung tâm nghiên cứu và các đài, trạm của Tổng cục Khí tượng thủy văn
• Tập đoàn Dầu khí
• Các đơn vị chuyên môn của quân đội, các cơ quan, doanh nghiệp trong các ngành kinh tế, kĩ thuật liên quan tới khí hậu, tài nguyên, nước và biển…
• Các trường đại học

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

• ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội
• ĐHQG Hà Nội – ĐH Khoa học tự nhiên
• ĐH Thủy lợi
• ĐH Tài nguyên – môi trường Hà Nội
• ĐH Nha Trang
• ĐHQG TP. HCM – ĐH Khoa học tự nhiên
• ĐH Tài nguyên – môi trường Tp HCM