Kĩ thuật viên lâm nghiệp

0
308
5/5 - (1 bình chọn)

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
163. Nghề Kĩ thuật viên lâm nghiệp – Forester

I. MÔ TẢ NGHỀ:

Kĩ thuật viên lâm nghiệp thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, bảo tồn và khai thác rừng khi cần thiết để bán hoặc phân phối các sản phẩm lâm nghiệp một cách thường xuyên cho người mua buôn, tổ chức buôn bán thương mại hoặc tại các chợ.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Điều tra, kiểm đếm, đo lường các nguồn tài nguyên rừng như cây cối, động vật thực vật hoang dã…
2. Hỗ trợ lập kế hoạch quản lí và khai thác rừng;
3. Hỗ trợ lập kế hoạch và giám sát xây dựng các tuyến đường trong rừng;
4. Thực hiện và giám sát kĩ thuật các hoạt động lâm nghiệp như ươm trồng và chăm sóc rừng, xác định những cây rừng có thể khai thác và ước lượng khối lượng gỗ khai thác, cắt cành, tỉa ngọn, chặt cây, cưa khúc, tạo sản phẩm thô từ gỗ đã đốn;
5. Tham gia quản lí và chăm sóc rừng, điều phối các hoạt động như khai thác gỗ, phòng chống cháy rừng, kiểm soát bệnh và côn trùng, tỉa bớt cây tạp trong khu rừng trước khi khai thác thương mại;
6. Liên tục theo dõi để phát hiện cháy rừng và tham gia chữa cháy;
7. Đảm bảo tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên, phòng chống hỏa hoạn và tai nạn trong rừng;
8. Hỗ trợ nghiên cứu lâm nghiệp.

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực thể chất – cơ khí

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực phân tích – logic

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

Lựa chọn (Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương):

1. Theo học TC chuyên ngành lâm sinh, kiểm lâm hoặc chuyên ngành lâm nghiệp, lâm sinh, quản lí tài nguyên rừng.
2. Có thể học lên CĐ, ĐH

Lựa chọn 1 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

Như tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.

Lựa chọn 2 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học CĐ chuyên ngành lâm sinh, kiểm lâm hoặc CĐ chuyên ngành lâm nghiệp, lâm sinh, quản lí tài nguyên rừng.
2. Có thể học lên ĐH

Lựa chọn 3 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

Theo học ĐH chuyên ngành lâm nghiệp, lâm sinh, quản lí tài nguyên rừng.

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• Quản lí phát triển
• Quản lí môi trường
• Kinh tế lâm nghiệp
• Quản lí lâm nghiệp
• Lâm nghiệp
• Quản lí tài nguyên rừng
• Lâm sinh

VI. NƠI LÀM VIỆC:

• Các cơ quan kiểm lâm
• Các trại ươm cây giống
• Các cơ quan nghiên cứu và thực nghiệm về lâm nghiệp
• Các cơ quan quản lí Nhà nước ở địa phương có rừng

…..

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

• CĐ Nông lâm Đông Bắc
• ĐH Lâm nghiệp
• ĐH Tây Bắc
• ĐH Tây Nguyên
• ĐH Huế – ĐH Nông lâm

……………….