Kĩ thuật viên giao thông vận tải

0
332
5/5 - (1 bình chọn)

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
157. Nghề Kĩ thuật viên giao thông vận tải – Transport Technicians

I. MÔ TẢ NGHỀ:

Kĩ thuật viên giao thông vận tải là những người làm kĩ thuật chuyên môn trong việc đảm bảo hoạt động thông suốt của tất cả các loại phương tiện vận tải công cộng như taxi, xe buýt, xe lửa, xe điện cũng như các loại phương tiện đường thủy như tàu, thuyền, phà và xuồng

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và sửa chữa các phương tiện vận tải trên bộ như xe tải, xe buýt và xe lửa;
2. Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và sửa chữa các phương tiện vận tải đường thủy như tàu thuyền, phà, xuồng và tàu thủy;
3. Thay thế các bộ phận hỏng hóc để đảm bảo thông suốt lịch trình vận tải của phương tiện đó.

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực thể chất – cơ khí

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực phân tích – logic

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

Lựa chọn (Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương):

1. Theo học TC chuyên ngành Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt, Quản lí giao thông đô thị, Quản lí khai thác công trình thuỷ lợi, Công nghệ chế tạo, bảo dưỡng toa xe, Công nghệ chế tạo, bảo dưỡng đầu máy hoặc TC chuyên ngành Quản lí giao thông đô thị, Công nghệ kĩ thuật công trình giao thông, Quản lí trật tự an toàn giao thông, Bảo trì và sửa chữa đầu máy, toa xe.
2. Có thể học lên CĐ, ĐH

Lựa chọn 1 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

Như tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.

Lựa chọn 2 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học CĐ chuyên ngành Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao thông đường sắt, Quản lí giao thông đô thị, Quản lí khai thác công trình thuỷ lợi, Công nghệ chế tạo, bảo dưỡng toa xe, Công nghệ chế tạo, bảo dưỡng đầu máy hoặc CĐ chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật giao thông.
2. Có thể học liên thông lên ĐH

Lựa chọn 3 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

Theo học ĐH chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật giao thông.

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• Tín hiệu đường sắt
• Kiểm soát việc chạy tàu
• Quản lí tàu
• Lái xe chuyên dụng
• Kiểm soát giao thông đường thủy nội địa
• Kiểm soát vận chuyển bằng tàu thủy
• Điện đầu máy xe lửa và toa xe lửa
• Lắp đặt và sửa chữa hệ thống tải điện đường sắt

VI. NƠI LÀM VIỆC:

• Các đơn vị giao thông công cộng
• Ngành đường sắt
• Các doanh nghiệp vận tải đường bộ như vận tải ô tô, xe khách
• Các doanh nghiệp vận tải đường thuỷ nội địa trên sông, hồ, kênh đào… bằng tàu, thuyền, phà và xuồng
• Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa và giao nhận hàng nội địa

…..

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

• CĐN Đường sắt Hà Nội
• ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội
• CĐ Giao thông Vận tải TpHCM –
• ĐH Giao thông Vận tải TpHCM
• ĐH Nha Trang

……………….