Giáo viên giáo dục đặc biệt

0
302
5/5 - (1 bình chọn)

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
111. Nghề Giáo viên giáo dục đặc biệt – Special Needs Teacher

I. MÔ TẢ NGHỀ:

(Giáo viên theo các nhu cầu đặc biệt -2352, Giáo viên dạy các đối tượng bị khuyết tật-3630)

Giáo viên giáo dục đặc biệt dạy cho trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn có khuyết tật về thể chất hay trí tuệ, hoặc những người có khó khăn về học tập.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Đánh giá khả năng và khiếm khuyết của học sinh về thể chất, trí tuệ, xã hội và cảm xúc, đặc biệt là khả năng trí tuệ hoặc các trạng thái đặc biệt khác;
2. Thiết kế và điều chỉnh chương trình giảng dạy, chuẩn bị bài học và các hoạt động phù hợp với yêu cầu;
3. Hướng dẫn cá nhân hoặc nhóm sử dụng các kĩ thuật và phương tiện hỗ trợ đặc biệt (ví dụ: chữ nổi Braille, máy trợ thính…) phù hợp với từng đối tượng học sinh và giám sát lớp học;
4. Ứng dụng những chiến lược và kĩ thuật dạy học đặc thù cho từng đối tượng học sinh để hỗ trợ sự phát triển giác quan, vận động, ngôn ngữ, nhận thức và trí nhớ;
5. Khuyến khích học sinh tự tin, hứng thú, vận động và phối hợp, giúp họ khám phá và áp dụng các phương pháp nhằm hạn chế trình trạng khiếm khuyết và đạt tiến bộ;
6. Thực hiện kiểm tra, đánh giá, ghi nhận sự tiến bộ của từng học sinh và trao đổi với học sinh, gia đình, giáo viên chủ nhiệm, nhà trị liệu, nhân viên công tác xã hội và các chuyên gia khác;
7. Tư vấn cá nhân.

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực làm việc với con người

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực ngôn ngữ

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

Lựa chọn 1 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học CĐ chuyên ngành giáo dục đặc biệt (khiếm thị, khiếm thính, tự kỉ, chậm phát triển trí tuệ)
2. Có thể học lên ĐH

Lựa chọn 2 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

Theo học ĐH, chuyên ngành giáo dục đặc biệt (khiếm thị, khiếm thính, tự kỉ, chậm phát triển trí tuệ)

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• Khiếm thính và khuyết tật lời nói
• Khuyết tật về trí tuệ
• Khuyết tật về thần kinh
• Khuyết tật vận động
• Khiếm thị
• Tự kỉ

VI. NƠI LÀM VIỆC:

• Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến khuyết tật (ví dụ: trường chuyên biệt cho trẻ khiếm thị, khiếm thính…)
• Các trường phổ thông cung cấp dịch vụ hòa nhập cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
• Các hội, tổ chức của người khuyết tật
• Các tổ chức tình nguyện, phi chính phủ, tổ chức quốc tế có chương trình hỗ trợ người khuyết tật ví dụ như Tổ chức Hỗ trợ Người khuyết tật Việt Nam (VNAH)
• Trợ giúp trong các hoạt động, sự kiện của người khuyết tật như giải thể thao, Thế vận hội cho người khuyết tật,
Paragames
• Tư vấn cho các công ti, doanh nghiệp có chương trình hỗ trợ, hòa nhập, tuyển dụng người khuyết tật

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

• CĐ Sư phạm Trung ương
• ĐH Sư phạm Hà Nội
• ĐH Sư phạm TpHCM
• CĐ Sư phạm trung ương TpHCM
• CĐ Sư phạm Trung ương Nha Trang