Tuyển sinh Đại học của Việt Nam thay đổi như thế nào sau 2 thập kỉ?

0
343
5/5 - (1 bình chọn)

Từ 1975 đến những năm sau 1980, kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) tại Việt Nam ban đầu bao gồm 4 môn thi, và qua các giai đoạn khác nhau, đã trải qua nhiều điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của hệ thống giáo dục. Năm học 1997-1998 là một bước quan trọng khi số lượng môn thi tốt nghiệp THPT được mở rộng lên 6, mở đường cho sự đa dạng hóa trong đánh giá chất lượng đào tạo bậc THPT.

Quan sát từ mốc thời gian năm 2002 trở đi, có thể thấy rõ rằng quá trình điều chỉnh kỳ thi và hệ thống tuyển sinh ở Việt Nam đang trở nên ngày càng linh hoạt và nhanh chóng. Những biến động trong cách tổ chức và đánh giá kỳ thi tốt nghiệp THPT, cũng như quy trình tuyển sinh Cao đẳng, Đại học, được thực hiện với tốc độ nhanh chóng, phản ánh cam kết của hệ thống giáo dục trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và phản ánh sự thích ứng linh hoạt với yêu cầu thay đổi trong xã hội và kinh tế.

Sau đây là một số mốc đánh dấu sự thay đổi trong thi Tốt nghiệp THPT và xét tuyển đầu vào các trường Cao đăng, Đại học

Trước năm 2002

Thí sinh sau khi học xong THPT, phải thi tốt nghiệp THPT sau đó muốn xét tuyển vào trường Cao đăng, Đại học nào thì phải tham gia vào kỳ thi do trường đó tổ chức

Số kì thi thí sinh tham gia là 1+n (n là số trường thí sinh tham gia xét tuyển)

Một số môn thi tốt nghiệp chỉ được công bố trước kỳ thi vài tháng

Năm 2002 – 20214

Học sinh tham gia 2 kỳ thi:

  1. Kỳ thi tốt nghiệp THPT (tổ chức như kỳ thi của những năm trước)
  2.  Kỳ thi 3 chung (Chung đợt, chung đề, chúng kết quả xét tuyển). Đây là kỳ thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức

Năm 2015-2016

Bộ GDĐT Quyết định gộp 2 kỳ thi là tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học thành kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia với 2 mục tiêu

mục tiêu thứ nhất: Xét tốt nghiệp THPT

mục tiêu thứ hai: Xét tuyển vào các trường Cao đăng, Đại học

Thí sinh phải tham dự 4 môn thi trong đó:

3 môn thi bắt buộc (Toán, văn, ngoại ngữ)

1 môn tự chọn – Thí sinh chọn 1 trong các môn Vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử và địa lý.

Thí sinh có thể đăng ký thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để tăng thêm cơ hội xét tuyển vào các trường Cao đẳng, Đại học

Năm 2017-2019

Bộ GDĐT quyết định tổ chức kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia theo bài thi thay vì thi theo môn bao gồm:

  • 3 bài thi độc lập và bắt buộc gồm: Toán, ngữ văn và Ngoại ngữ
  • Thí sinh chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp là: Tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý – Hóa học – Sinh học) và tổ hợp khoa học xã hội (Lịch sử – Địa lý – Giáo dục công dân)

Thí sinh có thể chọn thi 1 hoặc cả 2 bài thi tổ hợp. Điểm bài thi nào cao hơn thì được tính để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tăng cơ hội xét tuyển Cao đẳng, Đại học

Năm 2020 – 2024

Kỳ thi THPT Quốc gia được đổi thành kỳ thu tốt nghiệp THPT. mục tiêu chính của kỳ thi là tập trung vào việc xét tốt nghiệp THPT cho học sinh sau khi hoàn thành trương trình học. Kết quả này cũng là căn cứ tin cậy để các trường Đại học tuyển sinh.

về hình thức thi vẫn giống thi THPT quốc gia thời kỳ 2017-2019 tuy nhiên thí sinh chỉ được chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên HOẶC Khoa học xác hội (Thí sinh không được chọn cả 2 tổ hợp như trươc)

Từ năm 2025

Bộ GDĐT đã quyết định phương án thi tốt nghiệp THPT 4 môn, bao gồm 2 môn bắt buộc là TOÁN và VĂN cùng với 2 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn từ chương trình lớp 12 bao gồm: ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.

Chi tiết phương án thi từ năm 2025