Những năm gần đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ thí sinh căng thẳng với bài học mà cha mẹ các em cũng lo lắng không kém và luôn được xã hội quan tâm. Học gì, thi như thế nào? Đó là những câu hỏi luôn được nhắc đến.
TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO SAU 2 THẬP KỈ?
Ngày 29/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã quyết định phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, bao gồm 2 môn bắt buộc là toán và văn, cùng với 2 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn từ chương trình lớp 12 bao gồm: ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.
Trong giai đoạn 2025-2030, Bộ GD&ĐT duy trì phương thức thi trên giấy. Tuy nhiên, sau năm 2030, sẽ thí điểm thi trên máy tính cho môn trắc nghiệm ở một số địa phương có điều kiện.
Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo chung về kỳ thi và thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong tổ chức kỳ thi. Trước đó, vào ngày 14/11, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ 3 phương án thi tốt nghiệp THPT 2025. Trong số đó, phương án bắt buộc 2 môn toán và văn kết hợp 2 môn tự chọn được nhiều chuyên gia lựa chọn.
Bộ GD&ĐT cho rằng phương án 2+2 giảm áp lực thi cử và giảm chi phí cho học sinh và gia đình (so với 6 môn hiện tại). Số buổi thi giảm xuống 3 buổi. Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn hiện đang là bắt buộc.
Ngoài phương án 2+2, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra 2 phương án khác. Phương án 3+2 (3 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn) và phương án 4+2 (4 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn). Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 26-30% người ủng hộ phương án 4+2, trong khi 70% ủng hộ phương án 3+2.
Hiện tại, kỳ thi tốt nghiệp THPT có 6 môn thi, bao gồm toán, văn, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.