Trường công lập là gì? Nên học trường công lập hay dân lập?

0
313
5/5 - (2 bình chọn)

Trường công lập là gì? Nên học trường công lập hay dân lập?

Đào tạo được định nghĩa là một trong những ngành dịch vụ được pháp luật công nhận. nhưng có đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến toàn bộ người dân nên được dọi là ngành dịch vụ đặc biệt

Chính vì vậy nên ngành Đào tạo có nhiều hình hình thức trong đó có cả dịch vụ do nhà nước lập nên và dịch vụ do các cá nhân, pháp nhân khác lập lên.

Trong giới hạn bài viết eduplus hướng đến các trường, nơi cung ứng dịch vụ cho người học. các trường này có trường công lập và dân lập.

Trường học đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong nền giáo dục nói chung và với mỗi học sinh, sinh viên nói riêng. Sự phát triển đa dạng của các mô hình trường học mang đến nhiều hơn sự lựa chọn cho phụ huynh, học sinh. Phổ biến nhất chính là hệ thống trường công lập và trường dân lập.Vậy trường công lập là gì, trường dân lập là gì?

  1. Trường công lập là gì?

Trường công lập chiếm đại đa số trường học ở nước ta. Trường công lập được xây dựng và thành lập dựa vào những dự án đầu tư kinh tế của Nhà nước, Trung ương hoặc Địa phương và là hình thức trường học trực thuộc Nhà nước, Trung ương hoặc địa phương,

Trường công lập hoạt động chủ yếu bằng nguồn tài chính công hoặc những khoản đóng góp phi lợi nhuận về:

– Các khoản kinh phí

– Đất đai, nhà cửa

– Cơ sở vật chất

– Trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập ở trường học…

Trước đây, nhiều người còn được nghe đến trường bán công. Đây chính là hình thức trường học mang quyền tự chủ đối với trách nhiệm về kết quả. Trường bán công tuy nhận được sự tài trợ, đầu tư từ kinh phí công nhưng lại không bị giới hạn bởi các quy tắc truyền thống như trường công lập.

Trường bán công thường được các giáo viên, các phụ huynh hay những tổ chức phi lợi nhuận,… thành lập và điều hành.  Tuy nhiên, hiện nay, đa số các trường đại học bán công đều đã được chuyển sang loại hình Đại học công lập nhằm nâng cao công tác quản lý cũng như chất lượng giáo dục tổng thể của nhà trường.

  1. Trường đại học công lập là gì?

Đại học công lập là trường đại học:

– Do nhà nước đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất

– Hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi lợi nhuận.

– Một số trường Đại học công lập ở Hà Nội:

+ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

+ Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội

+ Trường Trường Đại học Lao động Xã hội

+ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

– Một số trường Đại học công lập ở khu vực TP.HCM:

+ Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM

+ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM

+ Trường Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM)

Bên cạnh trường đại học công lập, nhiều người còn nghe nhắc đến khái niệm trường Quốc lập. Loại hình trường học này được áp dụng, phổ biến trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, Đài Loan.

Trường Quốc lập là hình thức trường học được quản lý, đầu tư trực tiếp từ chính phủ quốc gia. Do đó, mức học phí ở những trường Quốc lập thường sẽ thấp hơn so với các trường tư thục. Có thể kể đến các trường đại học Quốc lập ở Nhật Bản, Đài Loan sau đây: Đại học Quốc lập Đài Loan (National Taiwan University), Đại học Tokyo – Nhật Bản, Đại học Kyoto – Nhật Bản, Đại học Nagoya – Nhật Bản, Đại học Osaka – Nhật Bản.

  1. Trường dân lập là gì?

Trường dân lập hay còn được gọi là tư thục là hình thức trường học được thành lập và điều hành bởi cá nhân hoặc tổ chức trong nước đã được phép thành lập và tự đầu tư.

Trường dân lập hoạt động độc lập không phụ thuộc vào sự quản lý của chính quyền hay cơ quan địa phương.

Trường đại học dân lập được các tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, kinh tế xin phép thành lập, đồng thời tự đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Dù là trường dân lập, cũng là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống chung của giáo dục của cả quốc gia. Do đó, những hoạt động về tuyển sinh hay giáo dục đào tạo thì đều phải dự trên cơ sở các quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Bằng cấp của trường dân lập có giá trị tương đương với trường công lập.

– Một số trường dân lập ở Hà Nội:

+ Trường Đại học FPT (Cơ sở Hà Nội)

+ Trường Đại học Thăng Long

+ Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội…

– Một số trường ngoài công lập tốt ở TP.HCM:

+ Trường Đại học Hoa Sen

+ Đại học RMIT Nam Sài Gòn

+ Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM…

  1. Điều kiện thành lập trường đại học công lập, dân lập

Căn cứ theo Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục như sau:

–  Có đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Tên gọi; ngành, nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; cơ sở vật chất; giảng viên và cán bộ quản lý; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội.

Đối với trường đại học công lập: khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.

Đối với trường đại học tư thục: khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận.

– Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)

– Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.

– Đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường). Vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.

Trường đại học tư thục: đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.

– Có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập trường.

  1. Trường công lập và dân lập khác nhau thế nào?

Trường công lập và trường dân lập đều là nơi đào tạo học sinh, sinh viên. Tuy nhiên về cơ bản hệ thống trường học công lập và dân lập cũng có những điểm khác biệt. Cụ thể như nhau:

Tiêu chí Trường công lập Trường dân lập
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật – Nguồn kinh phí phụ thuộc vào vốn của Nhà nước, các khoản đóng góp công nên việc xin cấp vốn để đầu tư sửa chữa, lắp đặt hay đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật,… thường gặp nhiều khó khăn.

 

– Nguồn vốn của trường dân lập là từ người dân, việc sửa chữa, lắp đặtnâng cấp phòng học, trang thiết bị được lãnh đạo trường toàn quyền quyết định.

– Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng hiện đại, khang trang hơn; các trang thiết bị hỗ trợ học tập, giải trí cho sinh viên cũng đa dạng.

Học phí Mức học phí của các trường công lập sẽ thấp hơn nhiều so với trường dân lập vì được hỗ trợ vốn từ Nhà nước và nguồn tài chính để hoạt động.

Học phí phù thuộc vào trường, ngành và số tín chỉ sinh viên đăng ký học mỗi năm.

Mức học phí cao hơn nhiều so với trường công lập.

 

Học phí cũng tùy thuộc trường và ngành theo học, có trường lên đến hàng trăm triệu.

Chương trình đào tạo – Chương trình đào tạo mang tính truyền thống theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo, vẫn còn thiên về lý thuyết, đại cương.

Tuy nhiên ở trường công lập cũng có các câu lạc bộ, các khóa học, chương trình phát triển kỹ năng mềm,… để người học có thể khai phá, phát triển bản thân theo hướng tự nhiên, chủ động.

– Chương trình học ít được tiếp xúc trong môi trường học Quốc tế.

– Chương trình đào tạo đa dạng hơn, chú trọng về thực tiễn hơn – Có liên kết với các trường quốc tế giúp cho học sinh, sinh viên được phát triển theo hướng hội nhập.

– Chương trình học chú trọng phát triển kiến thức, kỹ năng chuyên môn để có thể vận dụng linh hoạt trong thực tiễn.

Nhu cầu tuyển dụng việc làm – Các doanh nghiệp, tổ chức trong nước thường ưu tiên những ứng viên được đào tạo ở các trường công lập, nhất là những trường trong top đầu, hoạt động lâu đời. – Nhiều công ty, doanh nghiệp nước ngoài không quan trọng bằng cấp; học sinh, sinh viên chỉ cần khẳng định được năng lực là có cơ hội được làm việc tại một môi trường tốt.
Xét tuyển đầu vào – Xét tuyển khá khắt khe qua các kỳ thi theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

– Điểm chuẩn đầu vào khá cao và phải đáp ứng những tiêu chí nhất định.

– Điểm chuẩn vào các trường dân lập khá thấp

– Nhiều trường khi tuyển sinh đầu vào chỉ cần xét tuyển học bạ.

  1. Nên học trường công lập hay dân lập?

Có nhiều ý kiến cho rằng sinh viên được đào tạo ở trường tư thục thường không được bài bản và chất lượng bằng trường công lập. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp trường đại học dân lập có được công việc tốt bởi họ được trau dồi nhiều kiến thức, kỹ năng thực tế ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Việc lựa chọn trường để học phụ thuộc vào tài chính, nguyện vọng cũng như nhu cầu của mỗi gia đình.

Vẫn có người cho rằng vẫn, các trường dân lập có điểm xét tuyển thấp, chất lượng đầu vào cũng thấp nên không muốn cho con theo học. Tuy nhiên, điểm xét tuyển đầu vào chưa khẳng định được tất cả, bởi thực tế có nhiều học sinh, sinh viên ở các trường dân lập có kết quả học tập rất tốt.

HieuLuat xin đưa ra một số gợi ý để phụ huynh, học sinh, sinh viên có thể tham khảo trong việc lựa chọn nên học trường công lập hay dân lập?

– Nếu tài chính gia đình không dư giả thì phụ huynh, học sinh nên chọn trường công lập. Bởi các trường công lập nói chung có học phí tương đối vừa phải, ổn định; lộ trình tăng học phí hàng năm không quá cao theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo. Bên cạnh đó ở các trường công lập còn có nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn.

– Một số học sinh, sinh viên có học lực yếu hơn nhưng lại có khả năng tài chính hoàn toàn có thể theo học tại các trường dân lập bởi điểm xét tuyển đầu vào ở các trường công lập thường không quá cao nhưng môi trường học, điều kiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật ở trường và các chương trình học đều được đầu tư hiện đại, tiên tiến.

Hiện nay, một số trường dân lập lại thể hiện sự nổi trội trong chương trình đạo tạo tiên tiến, bằng các hình thức liên kết đào tạo với các trường đại học trong và ngoài nước. Các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên cũng có thể yên tâm khi học tập tại các trường dân lập.

Việc chọn trường không chỉ là tìm ra ngôi trường tốt nhất mà còn còn phải phù hợp với khả năng tài chính và trình độ của mình.

Lưu ý, không nên chỉ vì danh tiếng gia đình, hay vì định kiến hay phụ thuộc vào sự định hướng của các bậc phụ huynh mà các bạn học sinh, sinh viên tự ép mình nhất định phải học tại trường nào đó nhưng lại không phải vì đam mê, hay ước mơ của mình.

Trong việc lựa chọn trường, đừng lấy suy nghĩ của người khác áp đặt lên bản thân mình. Sự lựa chọn là ở bản thân mỗi người, nhất là với các bạn học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa trường đại học. Dù học ở đâu, học trường nào cũng sẽ có đội ngũ giảng viên có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng để truyền tải kiến thức cho mình.

Trên đây là những thông tin về trường công lập là gì? Nếu còn thắc mắc xin liên hệ với eduplus.esu.vn