Người Việt nên trả tiếng Anh về đúng vị trí

0
591
Rate this post

Nhiều người tôn sùng tiếng Anh, học không vì mục đích cụ thể gì cho công việc hiện tại, không có cơ hội để thực hành, cuối cùng quên hết’.

Trong bài viết “Xem thường ngoại ngữ khi làm việc không dùng đến tiếng Anh“, tác giả Hoai Thom Ho nêu quan điểm về tầm quan trọng của ngoại ngữ ngay cả với những công việc vốn sử dụng tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu, đồng thời cho rằng việc xem nhẹ học tiếng Anh là một sai lầm.

Tuy nhiên, phản biện lại quan điểm này, độc giả Tuan cho rằng không nên quá tôn sùng tiếng Anh: “Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có lợi ích thế nào thì hẳn ai cũng biết. Nhưng cái mà không phải ai cũng hiểu đó là sai lầm trong tư tưởng quan trọng hóa tiếng Anh, coi đây là yếu tố quan trọng số một trong thời kỳ hội nhập. Đây mới là điều cần bàn đến.

Nhiều người thậm chí quên mất rằng, nền tảng là kiến thức chuyên ngành, còn tiếng Anh chỉ là công cụ hỗ trợ. Họ vẫn ‘thần tượng hóa’ thứ ngôn ngữ mang nặng tính giao tiếp này. Tôi lấy ví dụ, khi cần soạn thảo một văn bản hay hợp đồng quan trọng, thứ bạn cần là am hiểu pháp lý, chứ không phải cách hành văn. Chính vì vậy mà văn bản quan trọng về pháp lý sẽ có form định sẵn, chỉ việc điền thông tin. Còn tài liệu chuyên ngành, nếu không có vốn ngoại ngữ chuyên ngành đó và kiến thức chuyên môn thì dù bạn có mang từ điển hay dùng Google cũng bó tay.

Tóm lại, nhiều người Việt đang quá tôn sùng tiếng Anh. Tôi làm việc hơn 30 năm ở tập đoàn đa quốc gia từ châu Âu, châu Á, châu Phi, Mỹ, Australia… hội thảo offline có, online có, đủ dạng người nói tiếng Anh, nhưng tôi đố ai có chứng chỉ IELTS mà hiểu được những gì họ nói nếu không chịu tiếp xúc và có kiến thức chuyên ngành. Tôi cũng từng ký hợp đồng trị giá cả vài trăm nghìn đến cả triệu USD mà chẳng cần phiên dịch vì có form sẵn cả rồi. Nói vậy để biết, chúng ta nên để tiếng Anh về đúng vị trí của nó”.

Đòi hỏi tiếng Anh vô lý khi xin việc

Xin việc một công ty Việt, tôi bị yêu cầu nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh thành thạo, phỏng vấn bằng ngoại ngữ, nhưng vào làm toàn dùng tiếng Việt.

Đồng quan điểm về việc không nên ảo tưởng về sức mạnh của tiếng Anh mà xem thường những kỹ năng khác, bạn đọc Winter bổ sung: Học tiếng Anh ở những chỗ có chất lượng, khiến trình độ được cải thiện hiệu quả, thì học phí cũng không hề thấp. Trong khi đó, lương ở các vị trí thấp lại lẹt đẹt. Nhiều khi nhìn học phí cũng thấy được rằng tiền lương làm ra chỉ đủ để mua khóa học, còn lại phải hít không khí mà sống.

Ai cũng thấy ngoại ngữ nhìn chung là cần thiết, nhưng học không vì mục đích cụ thể gì cho công việc hiện tại, cũng không có cơ hội để thực hành, thì sớm muộn cũng mai một đi mà thôi. Lúc cần dùng đến, chắc gì bạn đã sử dụng được, trong khi lúc nào mới cần thì chẳng ai biết được.

Riêng chuyện ai làm sếp vẫn cố học tiếng Anh là điều bình thường, vì vị trí của họ bắt buộc phải như thế. Thứ nhất là vì họ có đủ tiền để học. Thứ hai là họ học để phiên dịch không thể qua mặt mình. Bạn đâu thể chắc phiên dịch viên không thông đồng với công ty đối thủ để lừa mình ký vào những hợp đồng đầy bất lợi cho công ty.

Và có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao các sếp tới già vậy rồi mới đi học? Đơn giản là lúc trẻ họ cũng thấy nó không cần thiết hoặc không đủ điều kiện nên mới không học. Và giờ khi già rồi, họ phải chịu khó ôm cặp đi học để bù lại”.

Nguồn: Vnexpress