Lâm nghiệp

0
354
5/5 - (1 bình chọn)

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
192. Nghề Lâm nghiệp – Labor in forestry

I. MÔ TẢ NGHỀ:

Lâm nghiệp là nghề liên quan đến trồng cây gây rừng, bao gồm các nhiệm vụ: Tạo cây giống, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, cải tạo, làm giàu rừng và sản xuất nông lâm kết hợp trên đất nông lâm nghiệp nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Các hoạt động nhằm phát triển, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học các loại rừng; gồm hoạt động trồng rừng tập trung, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng rừng, chăm sóc rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng. Nghề này còn bao gồm cả các hoạt động khai thác, sơ chế gỗ và các lầm sản phục vụ các ngành công nghiệp chế biến…

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

Thiết kế trồng rừng; Nhân giống cây trồng; Trồng và chăm sóc rừng; Nuôi dưỡng và phục hồi rừng; Quản lý bảo vệ rừng; Thiết kế khai thác gỗ; Khai thác gỗ và tre nứa; Trồng cây ăn quả; Trồng cây công nghiệp; Trồng và thu hoạch một số lâm sản ngoài gỗ; Trồng hoa và cây cảnh; Nông lâm kết hợp; Khuyến nông lâm; Kinh doanh sản xuất nông lâm nghiệp.

II. NĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực thể chất – cơ khí

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực hình học màu sắc thiết kế

IV. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương

V. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

Lựa chọn:

1. Theo học trung cấp hoặc cao đẳng về ngành lâm sinh, trồng rừng, chế biến gỗ…
2. Tốt nghiệp, được cấp bằng chuyên ngành đào tạo.
3. Có thể học các khóa đào tạo sơ cấp về trồng rừng, chế biến gỗ

VI. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

Chủ yếu liên quan đến lâm nghiệp cụ thể như
• Giáo viên giảng dạy về lâm nghiệp;
• Thiết kề trồng rừng
• Trồng và chăm sóc rừng
• Quản lý bảo vệ rừng
• Khai thác và sơ chế các loại lâm sản
• Cán bộ khuyến lâm

Khi phát triển sự nghiệp, bạn có thể chuyên sâu hơn nữa về một lĩnh vực cụ thể nào đó trong lĩnh vực của bạn.

VII. NƠI LÀM VIỆC:

• Các đơn vị trong lĩnh vực lâm nghiệp

…..

VIII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

Các trường CĐ thuộc Bộ NN và Phát triển Nông thôn

……………….