Kĩ thuật viên da giày

0
234
5/5 - (1 bình chọn)

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
79. Nghề Kĩ thuật viên da giày – Leather and Footwear Technologists

I. MÔ TẢ NGHỀ:

(Trình độ kĩ sư thuộc về nghề 2141-Kĩ sư về công nghiệp chế biến, chế tạo; trình độ nhân viên kĩ thuật thuộc về 3139-Kĩ thuật viên kiểm soát qui trình)

Kĩ thuật viên da giày phụ trách công nghệ kĩ thuật trong quá trình sản xuất các sản phẩm da giày, từ thuộc da và da lông thú, đến sản xuất thành phẩm cuối cùng như giày da, giày thể thao, túi xách và phụ kiện bằng nguyên liệu da thật và giả da. Họ cũng có thể chuyên về hóa chất (dầu, thuốc nhuộm, phụ gia…) hay máy móc thiết bị sản xuất nguyên liệu và thành phẩm da giày.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

Kĩ thuật viên thuộc da:
1. Kiểm tra và phân loại nguyên liệu da theo chủng loại, màu sắc, kết cấu, kích thước, mức độ khiếm khuyết trước khi đưa vào thuộc;
2. Triển khai thuộc và chế biến da bằng cách hồi ẩm, làm sạch, làm mềm, tẩy lông, thuộc và xử lí với muối, hóa chất và các chiết xuất từ thiên nhiên;
3. Nhuộm, làm khô và hoàn thiện bề mặt để che khuyết điểm và phủ chống ẩm;
4. Kiểm soát chất lượng sản phẩm;
5. Giám sát việc xử lí phụ phẩm và rác thải;
6. Nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến, áp dụng các hóa chất, máy móc và qui trình công nghệ trong sản xuất da.
Kĩ thuật viên công nghệ giày da:
1. Đọc, hiểu kĩ tài liệu kĩ thuật, nghiên cứu mẫu giày, túi xách, phụ kiện và yêu cầu của khách hàng;
2. Tham gia thiết kế và sản xuất mẫu sản phẩm;
3. So sánh thông số, qui cách giữa tài liệu kĩ thuật và mẫu để thiết kế ra một bộ rập chính xác ngay từ đầu;
4. Kiểm tra, thiết kế rập và nhảy size theo đúng yêu cầu;

5. Phụ trách kĩ thuật tại xưởng;
6. Điều hành sản xuất, đảm bảo tiến độ và kĩ thuật;
7. Đánh giá kĩ năng công đoạn;
8. Giám sát sản xuất để đề ra các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề chất lượng và hiệu quả sản xuất trên chuyền;
9. Kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu cắt đến khâu hoàn thiện sản phẩm.

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực hình học – màu sắc – thiết kế

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực thể chất – cơ khí

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

Lựa chọn (Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương):

1. Theo học TC chuyên ngành thuộc da hoặc chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật thuộc da.
2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH, sau ĐH

Lựa chọn 1 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

Như tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.

Lựa chọn 2 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học CĐ chuyên ngành Thuộc da hoặc CĐ chuyên ngành Công nghệ da giầy
2. Có thể học tiếp lên ĐH, sau ĐH

Lựa chọn 3 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học ĐH chuyên ngành Công nghệ da giầy
2. Có thể học tiếp lên sau ĐH

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• Thiết kế và sản xuất giày dép da
• Thiết kế và sản xuất đồ vật bằng da
• Thiết kế và sản xuất đồ may mặc và phụ kiện bằng da
• Thiết kế và sản xuất va li, túi xách bằng da

VI. NƠI LÀM VIỆC:

• Các cơ sở, doanh nghiệp chế biến và thuộc da
• Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giày dép và sản phẩm da
• Các doanh nghiệp cung cấp nguyên phụ liệu, hóa chất và máy móc thiết bị cho ngành da giày
• Các phòng thí nghiệm, đơn vị chứng nhận sản phẩm da giày

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

• ĐH Bách khoa Hà Nội
• ĐH Sao Đỏ – Hải Dương
• ĐH Công nghiệp thực phẩm TpHCM
• CĐ Công nghệ và quản trị SONADEZI – Đồng Nai
• CĐ Công thương TpHCM