DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
44. Nghề Kĩ sư công nghiệp – Industrial Engineer
I. MÔ TẢ NGHỀ:
Kĩ sư quản lí sự vận hành của toàn bộ nhà máy, đảm bảo rằng các qui trình hoạt động hiệu quả, an toàn và có tính kinh tế.
Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
1. Tính toán và bố trí các loại thiết bị máy móc khác nhau trong nhà máy sao cho hợp lí và hiệu quả;
2. Quản lí hệ thống theo cách vừa an toàn vừa năng suất nhất có thể;
3. Điều chỉnh lại máy móc, thiết bị để nâng cao năng suất;
4. Đặt ra tiêu chuẩn hoạt động cho công nhân và máy móc;
5. Phát triển các hệ thống có thể tối ưu hoá tiện nghi ở nơi làm việc thông qua việc quản lí hệ thống ánh sáng, băng ghế, chiều cao máy và mức độ ô nhiễm của máy.
II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:
Năng lực phân tích – logic
III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:
Năng lực thể chất – cơ khí
III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:
Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:
Lựa chọn 1 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):
1 Theo học CĐ chuyên ngành Kĩ thuật hệ thống công nghiệp, Kĩ thuật công nghiệp
2. Có thể học tiếp lên ĐH, sau ĐH
Lựa chọn 2 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):
1. Theo học ĐH chuyên ngành Kĩ thuật hệ thống công nghiệp, Kĩ thuật công nghiệp
2. Có thể học tiếp lên sau
V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:
• Quản lí công nghiệp
• Kĩ thuật hệ thống công nghiệp
• Kĩ thuật công nghiệp
VI. NƠI LÀM VIỆC:
• Bất cứ ngành công nghiệp nào
• Các trung tâm nghiên cứu.
• Các Viện hàn lâm.
• Các cơ quan Nhà nước.
• Các công ty tư vấn kĩ thuật tư nhân.
VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:
• ĐH Thái Nguyên- ĐH Kĩ thuật Công nghiệp
• ĐH Công nghiệp Hà Nội
• ĐH Kinh tế kĩ thuật Công Nghiệp, Hà Nội
• CĐ Công nghệ cao Hà Nội
• ĐH Đà Nẵng – ĐH Bách khoa
• CĐ Công nghiệp Huế
• ĐH Sư phạm Kĩ thuật TpHCM
• ĐH Bách khoa TpHCM
• CĐ Cao Thắng