Thợ thủ công trong ngành dệt may và da giày

0
274
5/5 - (1 bình chọn)

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
99. Nghề Thợ thủ công trong ngành dệt may và da giày – Handicraft Workers in Textile-Garment and Leather-Footwear Industries

I. MÔ TẢ NGHỀ:

(gồm nhiều mã nghề cấp 4: 7318 Thợ thủ công dệt vải, da và các nguyên liệu có liên quan, 7531-Thợ may, thợ cắt quần áo, thợ thuộc da lông thú và thợ làm mũ, 7532-Thợ làm và cắt mẫu áo quần và các mẫu có liên quan, 7533-Thợ may, thợ thêu và các thợ có liên quan, 7535-Thợ thuộc da sống, thợ thuộc da và thợ chuyên lột da lông thú, 7536-Thợ đóng giầy và các thợ có liên quan)

Thợ thủ công trong ngành dệt may và da giày áp dụng các kĩ thuật và hoa văn truyền thống để sản xuất vải dệt, chi tiết đan, thêu, đắp nổi và kĩ thuật thủ công khác trong sản phẩm may mặc và da giày thủ công như quần áo, giày dép, túi xách, thắt lưng, phụ kiện, đồ gia dụng và trang trí.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

Thợ kéo sợi và dệt thủ công:
1. Kéo sợi, dệt, nhuộm len, bông, vải, lụa và các loại vật liệu khác bằng thuốc nhuộm tự nhiên và công nghiệp;
Thợ may, thêu thủ công:
2. Làm ren, đan, móc, thêu, may các sản phẩm may mặc, gia dụng và phụ kiện từ vải sợi;
Thợ sản xuất da thủ công:
3. Xử lí, nhuộm và hoàn thiện vật liệu da bằng thuốc nhuộm tự nhiên và công nghiệp;
Thợ giày và sản xuất đồ da thủ công:
4. Đóng giày dép, sản xuất túi xách, thắt lưng, phụ kiện và đồ gia dụng từ da và vật liệu tương đương.

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực hình học – màu sắc – thiết kế

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực thể chất – cơ khí

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

Lựa chọn (Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương):

1. Theo học TC chuyên ngành Công nghệ da giày và sản xuất các sản phẩm từ da, Công nghệ kĩ thuật thuộc da, Công nghệ dệt, Công nghệ sợi, Công nghệ may và thời trang hoặc TC chuyên ngành Thuộc da, Sản xuất hàng da, giầy, Công nghệ sợi, Công nghệ dệt, May thời trang, Thiết kế thời trang, Công nghệ giặt – là, Công nghệ may Veston
2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH

Lựa chọn 1 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

Như tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.

Lựa chọn 2 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

  1. Theo học CĐ chuyên ngành Công nghệ da giày, Công nghệ sợi, dệt, Công nghệ may hoặc CĐ chuyên ngành Thuộc da, Sản xuất hàng da, giầy, Công nghệ sợi, Công nghệ dệt, May thời trang, Thiết kế thời trang, Công nghệ may Veston
  2. Có thể học lên ĐH

Lựa chọn 3 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

Theo học ĐH chuyên ngành Kĩ thuật dệt, Công nghệ da giày, Công nghệ sợi, dệt, Công nghệ may.

Lựa chọn  khác:

1. Theo học Sơ cấp nghề 3 tháng May thời trang, May công
nghiệp, thêu ren Mỹ thuật…
2. Tham gia các khóa đào tạo của Viện nghiên cứu da giầy, Các chương trình đào tạo tại các doanh nghiệp.

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• • Các công đoạn sản xuất da và sản phẩm da giày thủ công (thuộc da, đóng giày, sản xuất đồ da)
• Các công đoạn sản xuất sợi, vải và sản phẩm may thủ công (xe sợi, dệt-nhuộm, thêu, đan, móc, bô-đê, cắt may)
• Các loại sản phẩm dệt may, da giày thủ công (đồ đan, đồ thêu, thảm, tranh, đồ gia dụng, sản phẩm may mặc và phụ kiện)

VI. NƠI LÀM VIỆC:

• Hành nghề tự do hoặc tự mở hiệu, xưởng sản xuất và sửa chữa sản phẩm may, da giày và phụ kiện
• Các cơ sở, doanh nghiệp may đo, sản xuất hàng may mặc thủ công, bán thủ công
• Các cơ sở, doanh nghiệp thuộc da, đóng giày, sản xuất hàng da giầy thủ công, bán thủ công
• Các doanh nghiệp sản xuất sợi, sản phẩm dệt và may mặc công nghiệp
• Các doanh nghiệp da giày công nghiệp
• Làm công việc chăm sóc trang phục trong xưởng phim, truyền hình, đoàn kịch

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

• TCN An Dương
• TCN Kinh tế kĩ thuật Công đoàn Ninh Bình
• CĐN Bắc Nam
• CĐN Long Biên
• CĐ CN Dệt may thời trang Hà Nội
• CĐN Vinatex Nam Định, CĐ Nghệ thuật Hà Nội
• TCN Cam Ranh
• TCN Sơn Tây
• CĐ Công thương TpHCM
• CĐ Kinh tế – Kĩ thuật Vinatex TpHCM
• TCN Miền núi Thanh Hóa