Kĩ thuật viên nhãn khoa

0
282
5/5 - (1 bình chọn)

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
127. Nghề Kĩ thuật viên nhãn khoa – Medical Technologist: Optometry

 

I. MÔ TẢ NGHỀ:

Kĩ thuật viên nhãn khoa, còn gọi là y tá nhãn khoa, hỗ trợ chẩn đoán, điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến thị giác và mắt, bao gồm đo và chỉ định kính, kính áp tròng, chẩn đoán và điều trị (không bao gồm phẫu thuật) bất thường về cơ, chấn thương mắt nhỏ, chẩn đoán, điều trị các bệnh như bệnh tăng nhãn áp và các chẩn đoán khác như tổn thương võng mạc do tiểu đường; tiến hành giáo dục sức khỏe, chăm sóc thị lực cho các nhóm bệnh nhân đặc biệt cũng là công việc của y tá nhãn khoa.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Kiểm tra bệnh nhân để xác định dấu hiệu của bệnh và điều trị cho bệnh nhân theo từng lĩnh vực chuyên ngành; tham gia hoạt động y tế công cộng bao gồm đo thị lực cho cộng đồng, các ngành công nghiệp và trường học;
2. Xác định lỗi khúc xạ và đưa ra điều chỉnh thích hợp thông qua việc dùng kính;
3. Chẩn đoán các bệnh về mắt và các vấn đề về tầm nhìn bằng cách kiểm tra cảm nhận màu sắc, nhận thức sâu, khả năng tập trung, và phối hợp và độ sắc nét hình ảnh;
4. Chăm sóc cho bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật như điều chỉnh bằng tia laser và loại bỏ đục thủy tinh thể.

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực làm việc với con người

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực thể chất – cơ khí

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

Lựa chọn (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học TC y sĩ đa khoa hoặc điều dưỡng viên
2. Tốt nghiệp, được cấp bằng TC chuyên ngành đào tạo.
3. Tham gia khóa đào tạo 6 tháng do Viện Mắt trung ương tổ chức

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• Kính áp tròng
• Các nhóm đặc biệt như trẻ em, người già hoặc những người cần các thiết bị hỗ trợ thị giác
• Liệu pháp cho người khiếm thị

VI. NƠI LÀM VIỆC:

• Bệnh viện
• Các phòng khám, đo mắt
• Các phòng thí nghiệm y tế
• Cơ sở đào tạo y khoa
• Trung tâm nghiên cứu

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

  • Viện Mắt Trung ương