Kĩ sư mỏ

0
298
5/5 - (1 bình chọn)

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
142. Nghề Kĩ sư mỏ – Engineer Mining

I. MÔ TẢ NGHỀ:

Kĩ sư mỏ áp dụng các nguyên tắc vật lí, địa chất và hóa học để thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản thiên nhiên. Về bản chất, hoạt động khai thác này gây ra sự xáo trộn môi trường trong và xung quanh khu vực có khoáng sản. Do đó, kĩ sư mỏ ngày nay không phải chỉ chú ý về phương diện khai thác và chế biến khoáng sản mà còn phải quan tâm tới vấn đề giảm nhẹ thiệt hại hoặc ảnh hưởng xấu gây ra cho môi trường.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Tiến hành thăm dò để xác định vị trí các mỏ khoáng sản và đánh giá mức độ khả thi, hiệu quả chi phí của việc khai thác mỏ;
2. Xác định các phương pháp khai thác mỏ hiệu quả nhất, trong đó có xét đến các vấn đề như độ sâu, vị trí của mỏ khoáng sản;
3. Chuẩn bị kế hoạch xây dựng khu mỏ chi tiết, bao gồm cả vị trí và cách bố trí các đường hầm;
4. Chỉ đạo lắp đặt thiết bị khai thác mỏ và chế biến khoáng sản khai thác;
5. Làm việc với các chuyên gia khác để đảm bảo rằng tất cả các qui định được tuân thủ;
6. Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị an toàn được cài đặt
7. Hướng dẫn, đào tạo thợ mỏ về sử dụng các thiết bị an toàn;
8. Tiến hành nghiên cứu và thiết lập các hệ thống giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đối với môi trường.

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực thể chất – cơ khí

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực phân tích – logic

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

Lựa chọn (Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương):

1. Theo học TC chuyên ngành kĩ thuật khai thác mỏ hầm lò/kĩ thuật xây dựng mỏ hoặc TCCN chuyên ngành công nghệ kĩ thuật mỏ.
2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH, sau ĐH chuyên ngành kĩ thuật khai thác mỏ hầm lò/kĩ thuật xây dựng mỏ hoặc CĐ liên thông chuyên ngành công nghệ kĩ thuật mỏ / công nghệ kĩ thuật tuyển khoáng/ khai thác mỏ.

Lựa chọn 1 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

Như tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.

Lựa chọn 2 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

Theo học CĐ chuyên ngành kĩ thuật khai thác mỏ hầm lò/kĩ thuật xây dựng mỏ hoặc CĐ chuyên ngành công nghệ kĩ thuật mỏ / công nghệ kĩ thuật tuyển khoáng/khai thác mỏ.
2. Có thể học tiếp lên ĐH, sau ĐH chuyên ngành kĩ thuật mỏ/kĩ thuật dầu khí/kĩ thuật tuyển khoáng.

Lựa chọn 3 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học ĐH chuyên ngành kĩ thuật mỏ, kĩ thuật dầu khí, kĩ thuật tuyển khoáng.
2. Có thể học tiếp lên sau ĐH

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• Chuyên ngành về từng loại khoáng sản (ví dụ: than, sắt, dầu khí)
• Chuyên ngành về từng qui trình khai thác và chế biến
• Chuyên ngành về từng loại máy khai thác và chế biến
• Chuyên ngành về từng phương pháp khai thác (ví dụ như khai thác mỏ lộ thiên)
• Chuyên ngành phân theo vị trí mỏ khoáng sản (ví dụ như dưới nước, ở sa mạc)

VI. NƠI LÀM VIỆC:

• Các doanh nghiệp khai thác mỏ
• Các công ty tư vấn kĩ thuật tư nhân
• Các trung tâm nghiên cứu
• Các trường đại học
• Các cơ quan Nhà nước

…..

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

• ĐH Mỏ địa chất
• ĐHQG Hà Nội – ĐH Khoa học tự nhiên
• ĐH công nghiệp Quảng Ninh
• ĐHQG TP HCM – ĐH Khoa học tự nhiên
• ĐH Dầu khí
……………….