Hướng dẫn viên du lịch

0
182
Rate this post

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
26. Nghề Hướng dẫn viên du lịch – Tour Guide

I. MÔ TẢ NGHỀ:

Hướng dẫn viên du lịch được đào tạo để đi cùng với khách du lịch trong phạm vi một quốc gia, thành phố hoặc khu vực nào đó. Họ giới thiệu với khách du lịch về ý nghĩa lịch sử, khảo cổ của những nơi họ đến hoặc các di tích, công trình nghệ thuật mà họ xem. Họ cũng giúp khách du lịch làm quen với văn hóa, môi trường, vẻ đẹp tự nhiên và những điều thú vị khác nhằm thu hút sự quan tâm của khách

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

  1. Lập kế hoạch và tổ chức các tour du lịch;
  2. Gặp các nhóm khách du lịch và sắp xếp trước kế hoạch ăn nghỉ, phương tiện đi lại và tất cả những gì cần thiết để đảm bảo khách cảm thấy hài lòng;
  3. Dẫn tour du lịch đi xung quanh một khu vực để thăm các địa điểm hoặc di tích thú vị;
  4. Tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức chuyến đi trong suốt hành trình;
  5. Sắp xếp các dịch vụ khác cho các thành viên của đoàn trong trường hợp cần thiết (VD: tìm bác sĩ trong trường hợp ốm đau);
  6. Phối hợp với tất cả các bộ phận hỗ trợ khác để chuyến đi thành công (VD: các doanh nghiệp vận tải, khách sạn);

Nộp báo cáo cho doanh nghiệp du lịch và giải quyết công việc hành chính.

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực ngôn ngữ

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực làm việc với con người

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

Lựa chọn  (Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương):

  1. Theo học TC chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch.
  2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH

Lựa chọn 1 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học TC chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch.
2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH

Lựa chọn 2 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

  1. Theo học CĐ chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch.
  2. Có thể học tiếp lên ĐH

Lựa chọn  (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

Theo học ĐH chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch.

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• Các loại hình cụ thể của các tour du lịch (ví dụ: tour du lịch lịch sử, mạo hiểm, du lịch tham quan…).
• Các khu vực, địa điểm cụ thể (ví dụ: một thành phố; một khu vực có thiên nhiên, địa hình đẹp, lạ; một di tích lịch sử, văn hóa, tự nhiên).

VI. NƠI LÀM VIỆC:

• Các doanh nghiệp du lịch lữ hành
• Cơ quan quản lí du lịch của Nhà nước
• Tự thành lập cơ sở kinh doanh du lịch.
• Dẫn tour du lịch vào thời gian rảnh.

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

• CĐ Du lịch và Thương mại – Hải Dương
• CĐ Du lịch Hà Nội; CĐ Du lịch Hải Phòng
• ĐH Hùng Vương – Phú Thọ
• CĐ Công nghiệp Tuy Hòa
• CĐ Du lịch Cần Thơ
• TC Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Quảng Nam
• CĐN du lịch Huế; CĐ Du lịch Đà Nẵng
• CĐ Du lịch Đà Lạt; CĐ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu