Nhà thiên văn học

0
170
Rate this post

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
28. Nghề Nhà thiên văn học – Astronomer

I. MÔ TẢ NGHỀ:

Thiên văn học là việc nghiên cứu khoa học các thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ (như bức xạ nền vũ trụ). Nó nghiên cứu sự phát triển, tính chất vật lý, hoá học, khí tượng học, và chuyển động của các vật thể vũ trụ, cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ. Nhà thiên văn học tiến hành nghiên cứu, phát triển các lí thuyết và phương pháp vận hành, hoặc áp dụng kiến thức khoa học liên quan tới thiên văn học vào các lĩnh vực khác. Thiên văn học và vật lí học có mối quan hệ rất gần gũi. Nền tảng toán học vững chắc cũng hết sức quan trọng. Nhà thiên văn học hiện đại không còn dành nhiều thời gian quan sát qua kính viễn vọng. Ngày nay, kính thiên văn và máy ảnh kỹ thuật số thường được kiểm soát và quản lí bởi hệ thống máy tính. Họ tập trung phân tích số liệu trên máy tính. Họ cũng thường tham gia giảng dạy ở các trường. Cần phân biệt rõ thiên văn học không phải là chiêm tinh học, mặc dù thời cổ đại hai lĩnh vực này gắn chặt với nhau.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

1. Tiến hành nghiên cứu, cải tiến, phát triển khung lí thuyết, các học thuyết và các phương pháp vận hành liên quan tới thiên văn học;
2. Tiến hành các thực nghiệm, thí nghiệm và phân tích cấu trúc, tính chất của vấn đề ở trạng thái rắn và biểu hiện biến chuyển của vật chất đó dưới tác động của nhiệt độ, áp suất, áp lực và các điều kiện khác; đánh giá kết quả điều tra và thực nghiệm nhằm đưa ra kết luận chủ yếu bằng việc sử dụng các kĩ thuật và các mô hình toán học;
3. Phát triển hoặc cải tiến ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, y học, quân đội và các ứng dụng thực nghiệm khác của các nguyên lí và kĩ thuật thiên văn học;
4. Quan sát, phân tích và nhận thức được các hiện tượng thiên văn học cũng như phát triển các phương pháp và kĩ thuật được sử dụng trong các lĩnh vực như hàng hải hay khám phá vũ trụ;
5. Chuẩn bị các nghiên cứu và báo cáo khoa học.
6. Giám sát và chỉ đạo những người cùng làm việc

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực ngôn ngữ

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực thể chất-cơ khí

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

1. Theo học ĐH chuyên ngành thiên văn học hoặc khoa học vũ trụ và ứng dụng.
2. Có thể học tiếp lên sau ĐH

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• Thiên văn học
• Khoa học vũ trụ và ứng dụng

VI. NƠI LÀM VIỆC:

• Làm cho các cơ quan công lập và các tổ chức nghiên cứu vũ trụ
• Làm cho các tổ chức phi chính phủ bao gồm chế tạo các kính viễn vọng, tổ chức các buổi phổ biến thực hành quan sát thiên văn học trong cộng đồng
• Ví dụ về các lĩnh vực khác bao gồm các đài thiên văn, cung thiên văn, công viên khoa học và các trường ĐH

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội (Ngành Vũ trụ và ứng dụng do ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội đào tạo. Ngôn ngữ giảng dạy duy nhất là tiếng Anh. Điều kiện dự tuyển là tốt nghiệp THPT loại khá trở lên, tiếng Anh giao tiếp tốt)