Kĩ sư và kĩ thuật viên lâm nghiệp

0
159
Rate this post

DANH MỤC CÁC NGHỀ TẠI VIỆT NAM (199 nghề)
42. Nghề Kĩ sư và kĩ thuật viên lâm nghiệp – Forestry Advisor

I. MÔ TẢ NGHỀ:

Kĩ sư và kĩ thuật viên lâm nghiệp cung cấp hỗ trợ kĩ thuật, tư vấn về các vấn đề và các phương thức lâm nghiệp.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

  1. Cập nhật các phương thức và kĩ thuật lâm nghiệp;
  2. Tư vấn các phương pháp nâng cao chất lượng đầu ra, sản lượng thu hoạch, hiệu quả vận hành hệ thống sản xuất lâm nghiệp, các biện pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường;
  3. Đề xuất các phương pháp giải quyết các vấn đề như tình trạng xói mòn đất hay sâu bệnh phá hoại, …;
  4. Thu thập số liệu và ước tính số lượng, chi phí nguyên vật liệu, lao động cần thiết trong các dự án;
  5. Tổ chức các buổi nói chuyện, thực hành mẫu, và phổ biến tài liệu nhằm nâng cao nhận thức và chuyển giao kĩ thuật;
  6. Áp dụng kiến thức khoa học và thực tiễn để phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.

II. NGĂNG LỰC THIẾT YẾU:

Năng lực phân tích – logic

III. NĂNG LỰC BỔ SUNG:

Năng lực thể chất – cơ khí

III. HỌC VẤN TỐI THIỂU:

Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương
Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

IV. CON ĐƯỜNG HỌC TẬP:

Lựa chọn  (Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương):

1. Theo học TC chuyên ngành liên quan
2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH và sau ĐH

Lựa chọn 1 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học TC chuyên ngành liên quan
2. Có thể học tiếp lên CĐ, ĐH và sau ĐH

Lựa chọn 2 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

1. Theo học CĐ chuyên ngành liên quan
2. Có thể học tiếp lên ĐH và sau ĐH

Lựa chọn 3 (Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương):

  1. Theo học ĐH chuyên ngành liên quan (cột bên)
  2. Có thể học tiếp lên sau ĐH

V. LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SÂU:

• Lâm nghiệp
• Lâm nghiệp và đô thị
• Lâm sinh
• Quản lí tài nguyên rừng
• Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
• Công nghệ chế biến lâm sản
• Thương mại lâm nghiệp
• Kinh tế học lâm nghiệp
• Quản lí rừng
• Lâm nghiệp xã hội
• Khoa học bảo tồn thiên nhiên hoang dã
• Khoa học và kĩ thuật gỗ

VI. NƠI LÀM VIỆC:

• Làm việc cho cơ quan kiểm lâm và bảo tồn rừng
• Làm việc cho các dự án về môi trường của các tổ chức phi lợi nhuận (ví dụ: Tổ chức Hoà bình xanh)
• Làm việc cho các cơ quan quốc tế về phát triển, môi trường

VII. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO:

  • ĐH Lâm nghiệp
  • ĐH Thái Nguyên – ĐH Nông Lâm
  • CĐ Nông lâm Đông Bắc
  • CĐ Lai Châu
  • ĐH Huế – ĐH Nông Lâm Huế
  • ĐH Tây nguyên
  • CĐN Cơ điện – Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ
  • ĐH Nông Lâm TpHCM
  • CĐN Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ