Việt Nam đã đạt miễn dịch cộng đồng?

0
394
5/5 - (1 bình chọn)

Trái ngược với kịch bản của kỳ nghỉ 30/4, 1/05 năm ngoái và Tết Nguyên đán 2022 (Khi số F0 trên cả nước, đặc biệt là Hà Nội “bùng nổ” sau kỳ nghỉ), F0 mới của cả nước sau những ngày nghỉ lễ 30/4 – 1/5 vừa qua vẫn duy trì ở mức rất thấp. Theo thông tin được Bộ Y tế công bố trong những ngày vừa qua, F0 mới trong ngày trên cả nước vẫn duy trì ở mức rất thấp.

Hình ảnh đông đúc mỗi kỳ nghỉ dài ngay

Điển hình như ở Hà Nội, từng ghi nhận F0 trong ngày ở mức trên 30.000 ca trong giai đoạn tháng 3, thế nhưng trong một tuần qua con số này chỉ ở mức dưới 1.000 ca.

Theo Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 4/5 đến 16h ngày 5/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 chỉ ghi nhận 4.305 ca nhiễm mới.

Việc F0 không còn “bùng nổ” sau dịp nghỉ lễ như giai đoạn trước khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Việt Nam liệu đã đạt được miễn dịch cộng đồng với Covid-19?

Nhiều nguyên nhân khiến F0 không “bùng nổ” sau kỳ nghỉ

Tỷ lệ tiêm Vacin cao làm giảm cịch bện Covid

Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 cao được cho là một trong những nguyên nhân khiến F0 không “bùng nổ” sau kỳ nghỉ lễ.

Số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội không “bùng nổ” sau kỳ nghỉ lễ, mà vẫn duy trì ở mức thấp đến từ nhiều yếu tố như: tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19, tỷ lệ đã nhiễm bệnh cao, ý thức phòng bệnh của người dân và sự biến đổi của virus gây bệnh theo chiều hướng có lợi.

Với Covid-19, để đạt được miễn dịch cộng đồng cần phải đáp ứng một trong hai yếu tố, bao gồm: Tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 95% hoặc đại đa số người dân trong cộng đồng đã nhiễm bệnh.

“Hiện nay tỷ lệ tiêm đủ mũi vaccine của Việt Nam mới đạt xấp xỉ 80%, trong khi đó tỷ lệ mắc bệnh trên toàn quốc theo công bố của Bộ Y tế mới trên 10% dân số”,

Dịch “hạ nhiệt” nhưng cần thận trọng

Các biện pháp phồng chống bệnh Covid 19 luôn được áp dụng

Theo các chuyên gia, chúng ta vẫn nên thận trọng trong việc đưa Covid-19 trở thành bệnh truyền nhiễm nhóm B, và tốt nhất nên chờ thêm khoảng 1 – 2 tháng.

Chúng ta hiện có tỷ lệ bao phủ vaccine rất cao, bên cạnh đó vừa qua dịch cũng đã lây lan mạnh trong cộng đồng. Do đó, tỷ lệ người có miễn dịch là rất cao. Điều này khiến dịch bước vào giai đoạn đi xuống. Nếu có các đợt tăng thì cũng không tăng mạnh và nhìn chung vẫn trong xu hướng đi xuống.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên thận trọng trong việc đưa Covid-19 trở thành bệnh truyền nhiễm nhóm B, và tốt nhất nên chờ thêm khoảng 1 – 2 tháng.

Các nguyên nhân dẫn đến nhận định này:

Thứ nhất, cần thận trọng vì miễn dịch của Covid-19 không bền vững. Do đó, sau khi tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh một thời gian, chúng ta vẫn có thể bị tái nhiễm. Chính vì vậy, chưa thể đảm bảo chắc chắn rằng không có một đợt bùng phát dịch nào khác trong tương lai.

Lý do thứ hai vì hiện tại còn nhiều việc cần phải làm trong cuộc chiến chống dịch tổng thể, điển hình là tiêm vaccine cho trẻ em. Nếu công bố Covid-19 không còn là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, việc tiêm chủng cho trẻ em sẽ khó triển khai hơn.

Ngoài ra, khi đưa Covid-19 thành bệnh truyền nhiễm nhóm B, việc huy động nguồn lực cho chống dịch cũng sẽ khó hơn.

Đã đến lúc “mở cửa” toàn bộ?

“Việc chúng ta đã thả lỏng nhưng dịch vẫn không “bung”, không “toang” cho thấy đã phù hợp để đưa Covid-19 về bệnh truyền nhiễm nhóm B. Chúng ta cũng nên “mở” hết không cần phải đóng gì nữa”.

Cũng theo chuyên gia này, các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn (rửa tay xà phòng) hiện nay chỉ nên đưa về mức khuyến nghị và không cần thiết phải bắt buộc hay xử phạt khi không thực hiện như trước đây.