Thông tư 24/2021/TT-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

0
843
5/5 - (1 bình chọn)

Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT Quy chế Đánh giá Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc

Thí sinh Đăng ký thi Chứng chỉ Tiếng anh tại đây

Error: Contact form not found.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
__________

Số: 24/2021/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2021

 

 

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

____________

 

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

  1. 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 như sau:

“2. Văn bản này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học; các Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); các đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ; các tổ chức, cá nhân có liên quan.”

  1. 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 4. Đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ

Đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (sau đây gọi tắt là đơn vị tổ chức thi) bao gồm:

  1. 1. Cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ và Văn hóa nước ngoài) hoặc sư phạm tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên), đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ: Được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
  2. 2. Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học – ngoại ngữ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc sở GDĐT (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định thành lập: Được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông).”
  3. 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 4, 5 Điều 5 như sau:

“2. Có đội ngũ nhân sự quản lý, chấm thi, ra đề thi, phân tích dữ liệu thi và kỹ thuật viên đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ; những người này là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc người lao động đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động; trong đó:

  1. a) Lãnh đạo của bộ phận chuyên trách phải có năng lực quản lý, có tinh thần trách nhiệm, trung thực, khách quan. Có ít nhất 01 lãnh đạo của bộ phận chuyên trách đạt năng lực ngoại ngữ tối thiểu cấp độ B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngoại ngữ (hoặc bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) của một trong các ngoại ngữ được giảng dạy trong chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và có bằng thạc sĩ trở lên của một trong các ngành/chuyên ngành: ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục; ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài; chuyên ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài thuộc nhóm ngành Khoa học giáo dục;
  2. b) Có ít nhất 20 cán bộ chấm thi nói và viết đối với tiếng Anh, 10 cán bộ chấm thi nói và viết đối với mỗi ngoại ngữ khác (nếu có); các cán bộ chấm thi phải có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chấm thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
  3. c) Có ít nhất 12 cán bộ ra đề thi đối với tiếng Anh, 04 cán bộ ra đề thi đối với mỗi ngoại ngữ khác (nếu có); các cán bộ ra đề thi phải có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ra đề thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
  4. d) Có ít nhất 03 cán bộ phân tích đề thi; các cán bộ phân tích đề thi phải có bằng thạc sĩ, tiến sĩ ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục;

đ) Có đội ngũ kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu để sử dụng các thiết bị tin học, âm thanh, video phục vụ cho việc tổ chức thi và chấm thi.

  1. 4. Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu sau:
  2. a) Có đủ phòng thi, các phòng chức năng để tổ chức thi cả 04 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho ít nhất 100 thí sinh trong một lượt thi với các yêu cầu cụ thể như sau: Phòng thi bảo đảm được cách ly âm thanh, có đủ ánh sáng, bàn, ghế, phấn hoặc bút dạ, bảng hoặc màn chiếu; có hệ thống camera giám sát ghi được toàn bộ diễn biến của cả phòng thi liên tục trong suốt thời gian thi; có đồng hồ dùng chung cho tất cả thí sinh theo dõi được thời gian làm bài; có đủ các thiết bị ghi âm, phát âm, ghi hình, phần mềm chuyên dụng đáp ứng yêu cầu tổ chức thi;
  3. b) Có hệ thống máy tính gồm máy chủ, các máy trạm, thiết bị bảo mật hợp nhất, thiết bị lưu trữ dữ liệu, thiết bị lưu điện, nguồn điện dự phòng, các thiết bị phụ trợ bảo đảm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật để tổ chức thi trên máy vi tính cho ít nhất 100 thí sinh trong một lượt thi;
  4. c) Có trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về định dạng đề thi, đề thi minh họa, hình thức thi, danh sách thí sinh đăng ký dự thi; thông báo lịch thi, địa điểm thi, kết quả thi; tra cứu kết quả thi và chứng chỉ;
  5. d) Có khu vực làm đề thi riêng biệt;

đ) Khu vực thi bảo đảm các yêu cầu an toàn, bảo mật và phòng chống cháy nổ; có thiết bị kiểm tra an ninh (cổng từ hoặc thiết bị cầm tay) để kiểm soát, ngăn chặn được việc mang tài liệu, đồ dùng trái phép vào phòng thi; có phòng làm việc của Hội đồng thi, trực thi, giao nhận đề thi và bài thi; phải bảo đảm có hòm/tủ/két sắt, có khoá chắc chắn để bảo quản đề thi và bài thi; có nơi riêng biệt bảo quản đồ đạc của thí sinh.

  1. 5. Có ngân hàng câu hỏi thi và đề thi được xây dựng từ ngân hàng câu hỏi thi đáp ứng quy định tại Điều 12 Quy chế này và hướng dẫn của Bộ GDĐT; ngân hàng câu hỏi thi được quản lý bằng phần mềm bảo đảm các yêu cầu bảo mật, phân quyền trong sử dụng và phải đáp ứng yêu cầu sau:
  2. a) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, số lượng đề thi tương đương nhau tại một thời điểm đối với định dạng đề thi dành cho học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông: Đối với môn Tiếng Anh phải có ít nhất 50 đề thi, đối với mỗi môn Ngoại ngữ khác phải có ít nhất 30 đề thi; trong đó số lượng các câu hỏi thi trùng nhau giữa các đề thi không quá 10%;
  3. b) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, số lượng đề thi tương đương nhau tại một thời điểm đối với định dạng đề thi dành cho các đối tượng khác: Đối với môn Tiếng Anh phải có ít nhất 70 đề thi, đối với mỗi môn Ngoại ngữ khác phải có ít nhất 30 đề thi; trong đó số lượng các câu hỏi thi trùng nhau giữa các đề thi không quá 10%;
  4. c) Hằng năm, các đơn vị phải thực hiện rà soát, điều chỉnh ngân hàng câu hỏi thi và bổ sung tối thiểu 10% số lượng câu hỏi đối với từng kỹ năng;
  5. d) Các đơn vị có thể phối hợp tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam với các tổ chức có chức năng khảo thí đã có ngân hàng câu hỏi thi, đề thi được xây dựng, quản lý đáp ứng các quy định của Quy chế này; bảo đảm phân công rõ nghĩa vụ, quyền hạn của các bên phối hợp và báo cáo Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) trước khi triển khai tổ chức thi.”
  6. 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Thông báo việc đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ của đơn vị tổ chức thi

Các đơn vị có nhu cầu tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam xây dựng Đề án tổ chức thi và báo cáo Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý chất lượng) để kiểm tra, xác nhận điều kiện bảo đảm chất lượng tổ chức thi theo yêu cầu quy định tại Điều 5 Quy chế này. Cục Quản lý chất lượng thông báo về việc đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ cho đơn vị để triển khai thực hiện Đề án theo quy định của Quy chế này.”

  1. 5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 10 như sau:

“a) Tổ chức rút đề thi từ ngân hàng câu hỏi thi theo yêu cầu tổ chức thi;”

  1. 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 như sau:

“1. Các kỹ năng nghe, đọc, viết được tổ chức thi trên giấy hoặc trên máy vi tính. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, tất cả các kỹ năng đều được tổ chức thi trên máy vi tính.”

  1. 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

“Điều 12. Yêu cầu về đề thi

  1. 1. Đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
  2. a) Đề thi bảo đảm đánh giá được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết;
  3. b) Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi được xây dựng theo đúng hướng dẫn của Bộ GDĐT, bám sát định dạng đề thi và hướng dẫn làm đề thi theo từng định dạng đề thi được Bộ GDĐT quy định, bảo đảm chính xác, khoa học, chặt chẽ, rõ ràng;
  4. c) Các đề thi theo cùng một định dạng phải tương đương nhau về độ khó;
  5. d) Việc quản lý và sử dụng ngân hàng câu hỏi thi, đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi phải bảo đảm bảo mật.
  6. 2. Đề thi cho từng kỳ thi được rút ngẫu nhiên từ phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi.”
  7. 8. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 21 như sau:

“c) Các thành viên Ban Chấm thi tuân thủ sự phân công của Trưởng Ban Chấm thi, bảo đảm chấm thi theo đúng hướng dẫn chấm thi, đáp án, thang điểm của kỳ thi. Mỗi bài thi viết, thi nói phải được hai cán bộ chấm thi chấm độc lập ở hai phòng cách biệt nhau (trừ trường hợp thi kỹ năng nói trực tiếp). Quy trình chấm hai vòng độc lập áp dụng như quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành;”

  1. 9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 28 như sau:

“1. Đơn vị tổ chức thi vi phạm Quy chế này:

  1. a) Tùy theo mức độ vi phạm, Bộ GDĐT quyết định đình chỉ việc tổ chức thi trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc quyết định chấm dứt việc tổ chức thi;
  2. b) Bộ GDĐT công khai các đơn vị tổ chức thi vi phạm quy chế thi và quyết định đình chỉ việc tổ chức thi hoặc chấm dứt việc tổ chức thi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
  3. c) Sau thời hạn đình chỉ tổ chức thi, căn cứ kết quả kiểm tra, xác nhận việc vi phạm được khắc phục, Bộ GDĐT có thông báo để đơn vị được tiếp tục tổ chức thi.”
  4. 1 Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 30 như sau:

“1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ GDĐT hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận việc đáp ứng các yêu cầu về điều kiện để tổ chức thi của các đơn vị; công khai danh sách các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT; kiểm tra việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam của các đơn vị tổ chức thi theo quy định của Quy chế này.”

Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp

Số lượng câu hỏi thi và đề thi đối với mỗi định dạng đề thi tại một thời điểm quy định tại khoản 5 Điều 5 của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT được áp dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.

Điều 3. Điều khoản thi hành

  1. 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 10 năm 2021.
  2. 2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học; các đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:

– Văn phòng Quốc hội;

– Văn phòng Chính phủ;

– Ủy ban VHGD của Quốc hội;

– Hội đồng QGGD và PTNNL;

– Ban Tuyên giáo TƯ;

– Bộ trưởng (để b/c);

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP;

– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);

– Công báo;

– Như khoản 2 Điều 3;

– Cổng TTĐT Chính phủ;

– Cổng TTĐT Bộ GDĐT;

– Lưu: VT, Vụ PC, Cục QLCL

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Hữu Độ