Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng hấp dẫn như thế nào?

0
408
5/5 - (1 bình chọn)

Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng của hấp dẫn như thế nào?

Logistics là gì ? Chuỗi cung ứng là gì?

Hiện nay, khi các doanh nghiệp sản xuất càng phát triển, nhu cầu mở rộng bộ phận logistic ngày càng tăng cao, đi cùng với đó là cơ hội việc làm ngành logistic rộng mở. Vậy logistic là ngành gì, logistics học những môn gì, học logistic ra làm gì, Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng là gì. Hãy cùng eduplus.edu.vn tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Logistic là gì?

Ban đầu, logistic được hiểu là hậu cần và quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển quân nhân, thiết bị và hàng hóa. Ngày nay, thuật ngữ này đã được sử dụng phổ biến hơn trong bối cảnh vận chuyển hàng hóa thương mại trong chuỗi cung ứng.

Logistics là quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa một cách hiệu quả từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ. Mục tiêu của logistics là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời, hiệu quả về chi phí.

Quản trị Chuỗi cung ứng là gì?

Theo định nghĩa phổ biến thì Quản trị Chuỗi cung ứng (Supply Chain Management ) là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa bộ phận trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường.

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý một mạng lưới kết nối của các doanh nghiệp tham gia vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Nó đòi hỏi nhiều quy trình khác nhau, bao gồm lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình xử lý hàng tồn kho, sản xuất…

Mô hình của một chuỗi cung ứng

Tại sao chúng ta Ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng?

6 lý do để yêu Logistics và Quản lý chuỗi chuỗi cung ứng ngay và luôn:

  1. Nghề không thể thiếu trong guồng quay kinh tế

Người làm công việc Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ là người có tầm nhìn dài hạn, khả năng phán đoán thị trường tốt, có khả năng thiết kế hệ thống và cũng là người có thể thấy rõ bức tranh toàn cảnh của cả một hệ thống. Từ đó đề ra chiến lược phát triển sản phẩm (dài hạn/trung hạn/ngắn hạn), quản trị nhân sự và làm việc với nhiều phòng ban, đồng thời phát triển và quản lý quy trình sản xuất, tồn kho và phân phối hàng hóa. Tất cả các quy trình, hoạt động trên nhằm đảm bảo hàng hóa đến được tay người tiêu dùng đúng thời điểm được yêu cầu mà vẫn đảm bảo chất lượng, số lượng.

  1. Nhiều cơ hội việc làm

Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng được đánh giá là ngành học giàu tiềm năng với môi trường làm việc năng động, đa dạng về các vị trí công việc.

Lĩnh vực này không chỉ khuyến khích khả năng sáng tạo và tư duy quản lý của các bạn sinh viên mà còn đem đến mức thu nhập khá cao, cơ hội được đi đây đó, đặc biệt là các nước trên thế giới trong quá trình giao thương quốc tế. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có thể đảm nhiệm tốt công việc mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Đây thực sự là cơ hội tốt cho các bạn trẻ năng động, giỏi ngoại ngữ và có đam mê về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

  1. Có cơ hội được làm việc và công tác ở nhiều nơi

Rất nhiều vị trí trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng yêu cầu bạn phải dịch chuyễn liên tục. Mặc dù  những chuyến công tác nước ngoài này nhẳm mục đích phục vụ cho công việc nhưng cũng là cơ là cơ hội tốt để bạn nuôi dưỡng sự mới mẻ trong cách nhìn, tìm hiểu về văn hóa, đất nước mới và học hỏi lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Những kinh nghiệm, kỹ năng trong ngành kinh doanh quốc tế thu lượm sau mỗi chuyến đi chính là bước đệm tốt mở ra nhiều cơ hội mới, giúp bạn thăng tiến nhanh, tiến xa trong nghề nghiệp.

  1. Đa dạng nghề nghiệp

Đa dạng nghề nghiệp là một đặc thù của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Rất nhiều ngành nghề cũng như kỹ năng kỹ thuật cũng như kỹ năng mềm mà bạn có thể theo đuổi như:

– Kỹ sư hoạch định sản xuất, kỹ sư logistics, chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng… trong các doanh nghiệp và tập đoàn sản xuất trong và ngoài nước.

– Nhân viên phụ trách dịch vụ vận tải, logistics tại các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải

– Chuyên viên tại mảng kế hoạch, khai thác thị trường, marketing, dịch vụ khách hàng, quản lí kho vận, hệ thống xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải,…

– Bên cạnh đó, các bạn hoàn toàn có cơ hội thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khảo sát thị trường, lập kế hoạch.

– Khi có đủ kinh nghiệm, bạn có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn, hoặc bạn có thể khởi nghiệp với việc tự thành lập và điều hành công ty riêng…

  1. Công việc thực tập dễ dàng

Với khoảng 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, các bạn sinh viên không phải lo lắng với việc tìm kiếm một nơi thực tập phù hợp với mình . Hiện ngành Logistics đã ngày càng phát triển và bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được một chỗ thực tập qua các trang Logistics4vn, Internship.edu.vn hay Ybox.

  1. Cấp độ thỏa mãn nghề nghiệp cao

Dựa theo nghiên cứu của Supply Chain Management Professional vào năm 2012 thì đến 79% người hoạt động trong lĩnh vực Logistics và quản lý cho biết họ hoàn toàn thỏa mãn với công việc của mình. Các nhân tố đóng góp vào sự thỏa mãn nghề nghiệp này là mức lương hấp dẫn và cao hơn so với các lĩnh vực khác bên cạnh công ciệc linh động và đa dạng cũng là lý do tại sao họ duy trì trong ngành này.

Logistic là một hoạt động quan trọng trong quá trình kinh doanh, vận hành của một doanh nghiệp. Không chỉ giúp doanh nghiệp vận chuyển, trao đổi hàng hóa, bộ phận logistic còn đóng vai trò thiết yếu đưa đất nước hội nhập với thế giới.

Những trường Đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Có thể thấy nhân lực ngành logistic được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp vẫn còn ít so với tốc độ phát triển của ngành. Về những vị trí cơ bản, nhân sự có thể làm việc trong ngành logistic là không ít tuy nhiên đối với những vị trí đòi hỏi chuyên môn cao, có thể đảm nhận những vị trí quan trọng thì lại khá khó.

Vì vậy, nếu muốn phát triển trong lĩnh vực này, bạn hãy bắt đầu học hỏi ngay từ bây giờ và tìm những đơn vị đào tạo ngành logistic có chất lượng cao. Bạn sẽ có cơ hội làm tại các công ty logistics lớn và hơn thế nữa.

Có thể bạn sẽ thắc mắc logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào thì chất lượng. Mặc dù ngành logistic còn khá non trẻ tại Việt Nam tuy nhiên có nhiều trường đại học, cao đẳng đã có các chương trình đào tạo ngành logistic khá bài bản và chất lượng.

Vậy logistic nên học trường nào? Một số trường đào tạo logistics và vận tải quốc tế nổi tiếng hiện nay là:

Đại học Thương mại

Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại học Ngoại thương

Đại học Hàng hải Việt Nam

Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam

Cao đẳng Kinh tế đối ngoại Tp. Hồ Chí Minh

Học viện Tài chính

Cao đẳng Tài chính Hải quan

Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, Hồ Chí Minh

Nếu bạn có điều kiện, bạn có thể chọn đi du học ngành logistic ở nước ngoài. Một số quốc gia có dịch vụ logistic phát triển là Singapore, Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Hong Kong, v,v. Việc học tập ở những nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới sẽ giúp ích bạn rất nhiều khi áp dụng vào công việc sau này của mình.

Sau khi ra trường, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng làm nghề gì?

Ngành logistic ngày càng phát triển và trở thành một trong những ngành học vô cùng hot hiện nay. Vậy học logistic và quản lý chuỗi cung ứng ra sẽ làm nghề gì? Hãy cùng tìm hiểu bên dưới nhé.

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh ở các doanh nghiệp logistic sẽ có nhiệm vụ:

Đàm phán, thuyết phục khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ của công ty

Giữ liên hệ với khách hàng để duy trì mối quan hệ với công ty

Giới thiệu các dịch vụ mới, các ưu đãi thường niên đến khách hàng

Hỗ trợ, giám sát khi có vấn đề phát sinh

Mức lương trung bình của vị trí nhân viên kinh doanh fresher ở các doanh nghiệp logistic là từ 6.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ.

Nhân viên vận hành kho

Nhân viên vận hành kho tại các doanh nghiệp logistic sẽ có nhiệm vụ cụ thể là:

Nhận đơn đặt hàng của khách, sắp xếp lịch vận chuyển hàng hóa

Sắp xếp lịch giao hàng một cách khoa học, đúng thời gian và tiết kiệm chi phí

Quản lý các hoạt động vận chuyển, bốc xếp, giao nhận

Giám sát, hướng dẫn kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa

Quản lý chứng từ, hóa đơn

Giải quyết các sự cố phát sinh

Mức lương trung bình của vị trí nhân viên vận hành kho logistic ở vị trí fresher dao động từ 6.000.000 VNĐ đến 8.000.000 VNĐ.

Nhân viên cảng

Công việc cụ thể:

Kiểm soát an toàn lao động trên cảng, kiểm tra các công cụ xếp dỡ, các thiết bị, băng tải trong quá trình vận hành

Sắp xếp, bố trí tàu ra vào hợp lý

Điều động phương tiện bốc dỡ, quản lý công nhân

Xử lý khi có sự cố

Mức lương trung bình của nhân viên cảng dao động từ 6.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ.

Nhân viên chứng từ

Nhiệm vụ của nhân viên chứng từ:

Xử lý giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu như hợp đồng, hóa đơn, vận đơn, v.v.

Chuẩn bị các bộ chứng từ khai hải quan: giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng, v.v.

Liên hệ khách hàng, làm các thủ tục thông quan hàng hóa

Lưu trữ chứng từ, hồ sơ.

Mức lương trung bình từ 6.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ

Chuyên viên thu mua

Nhiệm vụ chính:

Lên kế hoạch, danh sách ưu tiên cho hoạt động thu mua với phòng kế hoạch sản xuất

Đánh giá kế hoạch đặt hàng, quản lý quá trình mua hàng

Theo dõi tình trạng đơn hàng, giải quyết sự cố

Đánh giá, cập nhật, duy trì đơn hàng

Đảm bảo các thỏa thuận trong hợp đồng

Mức lương trung bình của các chuyên viên thu mua rơi vào khoảng 8.000.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ.

Nhân viên giao nhận

Công việc của các nhân viên giao nhận là:

Tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin của lô hàng

Lấy D/O, các giấy tờ ủy quyền khác của đại lý, hãng tàu

Tư vấn, hỗ trợ khách hàng mang đến giải pháp tối ưu

Điều động phương tiện hỗ trợ vận chuyển

Tham gia phối hợp phục vụ khách hàng

Theo dõi tình trạng giao hàng

Mức lương trung bình từ 6.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ.

Nhân viên hải quan

Nhiệm vụ của nhân viên hải quan là:

Kiểm tra các loại giấy tờ xuất, nhập khẩu để đảm bảo đúng pháp luật, hợp lệ

Kiểm tra, phân loại hàng hóa, đảm bảo tính hợp pháp

Thực hiện hoạt động khai báo hải quan

Hướng dẫn nhân viên hiện trường làm các thủ tục cần thiết

Mức lương theo biên chế của nhân viên hải quan rơi vào 3.000.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ (theo biên chế)

Nhân viên hiện trường

Nhiệm vụ của nhân viên hiện trường:

Khai báo hải quan tại cảng

Theo dõi, kiểm soát quá trình xếp hàng, đóng hàng

Tiếp nhận chứng từ, giao hàng cho khách hàng theo đúng thời hạn

Báo cáo công việc với trưởng nhóm giám đốc

Mức lương trung bình của vị trí nhân viên hiện trường vào khoảng 6.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ.

Chuyên viên thanh toán quốc tế

Công việc của các chuyên viên thanh toán quốc tế là:

Cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, phát hành L/C, v.v.

Kiểm tra về tính pháp lý của giấy tờ, hồ sơ; đảm bảo các giấy tờ đúng mẫu và quy định

Tiếp nhận, xử lý khiếu nại, thắc mắc của khách hàng

Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ

Lưu giữ thông tin hồ sơ

Mức lương trung bình của các chuyên viên thanh toán quốc tế từ 6.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ.

Nhân viên chăm sóc khách hàng

Công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng:

Cung cấp tài liệu cho khách hàng

Hỗ trợ giải quyết các yêu cầu của khách hàng

Thông báo về tình trạng hàng hóa

Lưu giữ thông tin, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng

Mức lương trung bình từ 6.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ.

Lời kết:

Nhân lực của các công ty Logistic tại Việt Nam chủ yếu được đào tạo trực tiếp thông qua công việc hàng ngày, tiếp đến là các lao động tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn trong nước, có một số ít nhân lực trực tiếp học tập ở nước ngoài. Nguồn nhân lực về ngành này vẫn còn thiếu 1 lượng lớn trong những năm tiếp theo. Chính vì vậy, việc lựa chọn học ngành này là 1 sự lựa chọn sáng suốt để phát triển bản thân