Lâm nghiệp Canada cơ hội định cư cho người lao động

0
1351
Rate this post

Người lao động yên tâm vì lâm nghiệp Canada đứng đầu thế giới

Canada đứng đầu thế giới (trên cả Mỹ, Phần Lan và Thụy Điển) về chứng chỉ quản lý rừng bền vững và là quốc gia chiếm 20% thị phần thương mại lâm sản của toàn thế giới.

Lâm nghiệp Canada định cư
Lâm nghiệp Canada định cư

Canada là nước có nền Dân chủ nghị viện và chế độ quân chủ lập hiến thuộc khu vực Bắc Mỹ với 10 Bang và 3 vùng lãnh thổ, là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới với tổng diện tích tự nhiên 9.970.000 km2 và dân số 34,02 triệu người. Canada là một trong các nước phát triển cao trên thế giới với một nền kinh tế đa dạng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và thương mại – đặc biệt là với Mỹ.

Vài nét về ngành lâm nghiệp tại Canada

Rừng và chế độ sở hữu
Tổng diện tích rừng 397 triệu ha, chiếm 10% diện tích rừng thế giới nói chung và 30% rừng ôn đới nói riêng. Trong đó: Nhà nước quản lý 93% (gồm 22% thuộc quản lý của Liên bang và 71% thuộc quản lý của các Bang và vùng lãnh thổ – đất và rừng được coi là tài nguyên công cộng); 7% thuộc sở hữu 450 nghìn chủ rừng tư nhân.
Rừng của Canada được phân thành 3 loại theo các mục đích quản lý: Rừng bảo tồn (Protected Areas); Rừng sản xuất (The Working Foest); Rừng cảnh quan hỗn hợp (Forest in Intergrated Landscape).
Hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp
Canada không tổ chức thành hệ thống chính thức riêng biệt
– Liên bang có Cơ quan dịch vụ lâm nghiệp trực thuộc Bộ Quản lý tài nguyên. Dưới Cơ quan dịch vụ lâm nghiệp có 5 trung tâm nghiên cứu vùng. Liên bang không quản lý rừng tại các Bang. Nhiệm vụ của chính quyền Liên bang gồm quản lý rừng trên đất của Liên bang, thúc đẩy hợp tác thương mại quốc tế về các sản phẩm lâm nghiệp, phối hợp về các sáng kiến quốc gia xây dựng rừng tốt, tăng cường sự tham gia của người dân bản địa về quản lý và khai thác rừng, và đáp ứng các yêu cầu về báo cáo bắt buộc của cấp quốc gia và quốc tế. Các vấn đề khung chính chính sách và hướng dẫn chung do “Hội đồng các Bộ trưởng về lâm nghiệp” phê chuẩn. Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành hướng dẫn thống nhất áp dụng 6 tiêu chí và 46 chỉ số để giám sát quản lý rừng bền vững, trong đó tập trung phần lớn vào: (1) Đa dạng sinh học; (2) Năng suất và các điều kiện của hệ sinh thái; (3) Các yếu tố đất và nước; (4) Vai trò của chu trình sinh học toàn cầu; (5) Các lợi ích kinh tế xã hội; và (6) Trách nhiệm xã hội.
– Các Bang và vùng lãnh thổ dựa vào Khung thể chế và tiêu chuẩn quốc gia ban hành các đạo luật về quản lý rừng. Tại các Bang, quản lý rừng nằm trong các bộ khác nhau, có Bang là Bộ Lâm nghiệp (Bang Bristich), có Bang là Bộ Phát triển tài nguyên bền vững (Bang Alberta). Trong Bộ có các Cục (Cục quản lý tài nguyên bền vững – Bang Alberta) chịu trách nhiệm quản lý và khai thác rừng (Phòng quản lý rừng và đất công). Dưới Bộ và các các ban vùng là các chi nhánh. Các Bang quyết định hạn ngạch khai thác rừng bền vững. Do phần lớn diện tích rừng tự nhiên là rừng giầu, có diện tích quá lớn, nên chính sách của Canada tập trung vào khai thác rừng bền vững, chưa đặt tái tạo rừng thành vấn đề trọng tâm.
Đóng góp của ngành lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp liên quan tới 50 cộng đồng và tạo ra 434 nghìn việc làm cho xã hội. So với 25 trước đây, chính phủ đã bắt đầu quan tâm tới khía cạnh khác ngoài kinh tế. Với người dân Canada, rừng được coi như là ngôi nhà của họ. Vì vậy, gần đây chính phủ đắt đầu đánh giá lại vai trò của rừng đối với người thổ dân, cũng như các vấn đề về môi trường và giá trị đa dạng sinh học. Canada đang tập trung phát triển theo hướng quản lý rừng bền vững theo nghĩa không đơn thuần là sản lượng khai thác bền vững mà tính đến cả các yếu tố văn hoá, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học, cho hiện tại và cho tương lai.
Tổng diện tích rừng khai thác hàng năm khoảng 679 nghìn ha. Sản lượng khai thác 137 triệu khối gỗ, nhỏ hơn nhiều so với độ tăng trưởng của rừng. Các công ty lâm nghiệp và các cộng đồng là người khai thác rừng, trong đó chủ yếu là công ty lâm nghiệp. Theo qui định bắt buộc của Liên bang, tất cả các đơn vị khai thác rừng phải tổ chức chế biến gỗ và trồng lại rừng sau khai thác.
Canada đứng đầu thế giới (trên cả Mỹ, Phần Lan và Thụy Điển) về chứng chỉ quản lý rừng bền vững (số liệu tháng 12/2009 là 142,8 triệu ha) và là quốc gia chiếm 20% thị phần thương mại lâm sản của toàn thế giới. Mặc dù vậy, giống như Việt Nam, ngành Lâm nghiệp tại Canada đóng góp vào GDP tương đối khiêm tốn, 19,887 tỷ đô la (chiếm 1,7% GDP), trong đó riêng lâm nghiệp và ngành công nghiệp khai thác gỗ đạt 3,5 tỷ USD, còn lại là công nghiệp giấy và chế biến sản phẩm gỗ.
Công ty lâm nghiệp
Công ty lâm nghiệp là các công ty tư nhân, trong đó có cả các công ty nước ngoài đầu tư và các công ty liên doanh. Việc quản lý rừng tại các Công ty lâm nghiệp thực hiện thông qua kế hoạch quản lý rừng dưới hình thức Hợp đồng quản lý rừng (Forest Management Agreement), được ký giữa đại diện chi nhánh lâm nghiệp – Phòng quản lý rừng và đất công đại diện cho Cục Phát triển tài nguyên bền vững với Công ty Lâm nghiệp[1]. Các chính quyền dưới bang (cấp huyện) không tham gia vào việc quản lý, giám sát rừng của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn.
Các nội dung chính trong hợp đồng gồm: (i) hạn ngạch và diện tích khai thác hàng năm; (ii) Giám sát tăng trưởng và năng suất; (iii) Cơ cấu biến duy trì chiến lược; (iv) Sử dụng gỗ; (v) Tận dụng sản phẩm gỗ công nghiệp; (vi) Bản đồ khai thác theo trình tự thời gian; (vii) Kế hoạch chiến lược cho Tuần lộc[2]; và (viii) Kế hoạch phát triển dài hạn. Kế hoạch quản lý rừng được đánh giá và điều chỉnh 5 năm một lần.
Kế hoạch quản lý rừng với việc khai thác theo sản lượng bền vững đảm bảo cho việc ổn định diện tích rừng và chất lượng rừng cùng với bảo tồn đa dạng sinh học trong rừng. Diện tích rừng sau khi khai thác trắng được trồng lại trong vòng 2 năm hoặc tái sinh tự nhiên. Mặc dù theo qui định các công ty có trách nhiệm phải trồng lại rừng bằng nguồn vốn của họ, tuy nhiên cho đến nay chi phí này phần lớn được chính phủ hỗ trợ.
Phần lớn các công ty được giao quản lý, khai thác với một lượng diện tích lớn, tại Bang Alberta bình quân mỗi công ty được giao khoảng 600.000ha rừng tự nhiên. Kế hoạch khai thác hàng năm được của công ty được giao theo diện tích với các hợp đồng lớn hoặc khối lượng khai thác đối với các hợp đồng nhỏ. Khi giao theo khối lượng Chính phủ qui định khai thác cái gì, ở đâu và thực hiện quyền kiểm tra, giám sát.
Theo các “Hợp đồng quản lý rừng”, các công ty lâm nghiệp chỉ được giao một số quyền quản lý đối với đất theo hợp đồng. Thời hạn quản lý là thời gian Công ty được giao quản lý, khai thác rừng. Thời hạn giao hiện nay thường khoảng 20 năm, ngắn nhất là 5 năm và dài nhất từ 20 – 25 năm. Công ty lâm nghiệp không được giao đất, chỉ được giao rừng. Như vậy về thực chất, hợp đồng quản lý rừng chủ yếu là quyền và nghĩa vụ khai thác rừng giữa nhà nước với công ty. Ngoài ra, một số công ty cũng có thể có thêm quyền quản lý nguồn nước, được phép kinh doanh du lịch … Nghĩa vụ của các ông ty ty là nộp một khoản kinh phí theo sản lượng khai thác cây đứng, tuỳ thuộc vào giá thị trường hàng năm.
Cùng trên một diện tích rừng có thể có các hợp đồng quản lý khai thác khác nhau với các công ty khác nhau. Ngoài hợp đồng quản lý rừng có thể có các hợp đồng với các công ty khác về khai thác dầu, khí đốt … Đây cũng là một trong những nội dung phía Canada đang có ý định thu gom lại một đầu mối hợp đồng để hạn chế tình trạng nhiều công ty cùng mở đường khai thác (mỗi công ty mở đường riêng cho mình) cũng như thuận tiện cho việc quản lý của các công ty hay kiểm tra giám sát của chính phủ.
Rủi ro đối với công ty lâm nghiệp là chính sách của chính phủ thay đổi theo thời gian giao quyền khai thác (phụ thuộc vào đảng phái cầm quyền, được thay đổi theo kết quả bầu cử). Khi chính phủ thu hồi lại đất, các công ty phải đối mặt với thiệt hại do đầu tư vào việc khai thác như phương tiện, máy móc thiết bị, nhà xưởng, công nghệ, mở đường…. Chính phủ hầu như không có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp thay đổi chính sách về đất đai. Vấn đề bồi thường trong trường hợp thay đổi chính sách hiện đang được Chính phủ xem xét.

Liên hệ thông tin xuất khẩu lao động Canada cơ hội định cư

Văn phòng tuyển sinh

Địa chỉ: Phòng 402 Trường Cao đẳng FPT Polytechnic

199A, đường Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0982999803

Các bài liên quan:

Cơ hội định cư canada bay nhanh năm 2021

Đơn hàng Sửa chữa nhà cửa làm việc tại Canada

Đơn hàng Chế biến Thực phẩm – Nông nghiệp làm việc tại Canada

Ngành công nghiệp Thực phẩm và Đồ uống

Ngành nông nghiệp canada

Khám phá văn hoá đất nước Canada

Kinh nghiệm xin visa Canada

Giấy phép lao động – Work Permit

LMIA – Làm việc và định cư tại Canada cần biết

Các chương trình định cư Canada

Những chính sách mở cho người lao động tại Canada

Một số thông tin cơ bản về LMIA – CANADA

Điều kiện để bảo lãnh người thân sang Canada

Không khí đón Tết cổ truyền của người Việt đang sinh sống tại đất nước Canada

Thông tin quan trọng người lao động cần nắm vững khi đi Xuất khẩu lao động tại Canada

Lâm nghiệp Canada cơ hội định cư cho người lao động