Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

0
1958
5/5 - (2 bình chọn)

Hotline: 0977147375

Hiện nay, khái niệm Khung năng lực ngoại ngữ (KLLNN) được sử dụng rộng rãi đối với người dân. Tuy nhiên để hiểu sâu về khái niệm này thì không phải ai cũng biết. EduPlus sẽ làm rõ khái niệm KLLNN 6 bậc ở bài viết dưới đây

1, Khái niệm về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc “CEFR”

CEFR là một cách để mô tả khả năng nói và hiểu một ngoại ngữ của bạn. Có một vài khung tham chiếu với mục đích tương tự bao gồm Quy Tắc Thành Thạo của Hội đồng Giảng dạy Ngoại ngữ Hoa Kỳ (ACTFL), Tiêu Chuẩn Ngôn Ngữ Canada (CLB), và thang đánh giá của Hội Bàn Tròn Các Tổ Chức Ngôn Ngữ (ILR). CEFR không gắn với bất kỳ bài kiểm tra ngôn ngữ cụ thể nào.

CEFR là một thang đánh giá của châu Âu và được thiết kế riêng biệt để áp dụng cho mọi ngôn ngữ châu Âu, vì vậy nó có thể được sử dụng để mô tả các kỹ năng tiếng Anh, tiếng Đức hoặc tiếng Estonia của bạn (nếu bạn biết chúng).

CEFR được xây dựng bởi Hội đồng châu Âu trong thập niên 1990 trong một nỗ lực lớn hơn nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các giáo viên ngôn ngữ tại tất cả các quốc gia châu Âu. Hội đồng châu Âu cũng mong muốn hướng dẫn rõ ràng hơn cho các nhà tuyển dụng và tổ chức giáo dục có nhu cầu đánh giá mức độ thông thạo ngôn ngữ của ứng viên. Khung tham chiếu được thiết kế để sử dụng trong cả giảng dạy và đánh giá.

CEFR đặt ra sáu trình độ thành thạo ngoại ngữ khác nhau gồm:

A1: Mới bắt đầu B1: Trung cấp C1: Cao cấp
A2: Cơ bản B2: Trung cấp trên C2: Thành thạo

 

2, Tại Việt Nam CEFR được sử dụng như thế nào?

Theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 24 tháng 01 năm 2014 Ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. KNLNN VN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR).

 3, CEFR đến từ đâu?

Thay vì được gắn với một bài thi nhất định, CEFR là một tập hợp các khẳng định về khả năng liệt kê ra các chức năng mà bạn sẽ có thể thực hiện bằng cách sử dụng một ngoại ngữ ở một mức độ thông thạo bất kỳ. Ví dụ, một trong những khẳng định khả năng của trình độ B1 là “Có thể viết các nội dung đơn giản có kết nối về các chủ đề quen thuộc hoặc về sở thích cá nhân.” Một giáo viên của bất kỳ ngoại ngữ nào có thể sử dụng các khẳng định về khả năng này để đánh giá bạn và thiết kế những bài học để giải quyết các lỗ hổng trong kiến ​​thức của bạn.

  1. Tại sao CEFR là quan trọng?

Tại châu Âu, CEFR đang ngày càng trở thành cách thức tiêu chuẩn để mô tả mức độ thông thạo của bạn đối với một ngoại ngữ, nhất là trong môi trường học thuật. Nếu bạn đã học trên một ngôn ngữ giống như hầu hết người dân châu Âu, CEFR là một cách thức được chuẩn hóa thuận tiện để thể hiện hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ trên CV của bạn. Trong các trường học, CEFR là khung tham chiếu tiêu chuẩn ở khắp châu Âu và có thể được sử dụng mà không bị hạn chế.

Tuy nhiên, trong môi trường doanh nghiệp, CEFR không được chấp nhận rộng rãi như vậy. Nếu bạn quyết định sử dụng CEFR trong CV với mục đích chuyên môn, tốt nhất bạn vẫn cần bổ sung bản mô tả trình độ, một điểm số kì thi tiêu chuẩn hóa và ví dụ về những trường hợp mà bạn đã sử dụng kỹ năng ngôn ngữ của mình (du học hay làm việc tại nước ngoài,…).

  1. Ai sử dụng CEFR?

CEFR được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy ngôn ngữ ở châu Âu, cả trong lĩnh vực giáo dục công và trong các trường dạy ngôn ngữ tư nhân. Ở nhiều nước, nó đã thay thế các hệ thống phân cấp trước đây được sử dụng trong giảng dạy ngoại ngữ. Hầu hết các bộ giáo dục ở châu Âu có một mục tiêu rõ ràng dựa trên CEFR cho tất cả học sinh tốt nghiệp trung học, chẳng hạn đạt trình độ B2 ở ngoại ngữ đầu tiên, B1 ở ngoại ngữ thứ hai. Đối với những người tìm việc, nhiều người trưởng thành tại châu Âu sử dụng điểm số của một kỳ thi được tiêu chuẩn hóa như TOEIC để mô tả trình độ tiếng Anh của mình.

Việc áp dụng CEFR là ít phổ biến hơn rất nhiều ở bên ngoài châu Âu, mặc dù có một số quốc gia ở châu Á và châu Mỹ Latinh đã áp dụng nó trong hệ thống giáo dục của họ.

  1. Làm thế nào tôi có thể biết được trình độ CEFR của mình?

Cách tốt nhất để biết được trình độ CEFR của bạn là làm một bài thi được chuẩn hóa được thiết kế bài bản. Với tiếng Anh, EF SET là sự lựa chọn tốt nhất do nó được cung cấp miễn phí trực tuyến và là bài thi đầu tiên được xây dựng phù hợp với CEFR. Bạn cũng sẽ biết được trình độ của mình khi hoàn thành các Bài thi do các cơ sở đào tạo của Việt nam (Các cơ sở được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo) để tìm ra trình độ CEFR của mình.

Để biết được trình độ CEFR của bạn trong các ngôn ngữ châu Âu khác, các bài kiểm tra đánh giá phổ biến nhất đều được xây dựng phù hợp với CEFR. Tùy thuộc vào từng ngôn ngữ, bạn sẽ cần phải làm một bài thi khác nhau. Hãy tìm hiểu tại cơ quan hướng dẫn chính thức của ngôn ngữ đó ở châu Âu, chẳng hạn như Liên minh Pháp ngữ với tiếng Pháp, Viện Cervantes với tiếng Tây Ban Nha, hoặc Viện Goethe với tiếng Đức… Việc sử dụng các cấp độ CEFR để miêu tả trình độ của bạn trong các ngôn ngữ ngoài châu Âu là không phổ biến

  1. Nhận xét về CEFR

Nhiều nhà giáo dục thoạt đầu đã chỉ trích CEFR vì quy mô chia thành nhiều cấp độ của nó. Mỗi trình độ trong số sáu trình độ bao gồm nhiều kỹ năng và khả năng khác nhau. Một học viên vừa mới đạt trình độ B1 là kém hơn khá nhiều so với một học viên gần nắm vững nhưng chưa hoàn toàn tất cả các kỹ năng của B2, nhưng cả hai người sẽ đều được xác định là đang ở trình độ B1. Từ quan điểm thực tiễn, các giáo viên cần phải chia nhỏ mỗi trình độ thành các trình độ nhánh nhỏ hơn để thiết kế các bài học và đánh giá.

Ở ngoài châu Âu, nhiều quốc gia đã có một kỳ thi được áp dụng rộng rãi. Họ chưa nhìn thấy giá trị của việc chuyển sang một cơ chế phân cấp khác không phù hợp với các bài kiểm tra đánh giá hiện tại của mình. Đối với tiếng Anh nói riêng, các bài kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn hóa được áp dụng rộng rãi nhất là không phù hợp với CEFR.