Khung chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, điện tử

0
2780
Rate this post

Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

(Electrical and Electronics Engineering Technology)

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo các kỹ thuật viên trình độ cao đẳng, đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử có hiểu biết về các nguyên lý kỹ thuật điện – điện tử cơ bản; có khả năng áp dụng các kỹ năng chuyên sâu để đảm đương các công việc trong lĩnh vực kỹ thuật điện – điện tử.

Sinh viên qua đào tạo phải đạt được các yêu cầu sau:

– Có phẩm chất chính trị tốt, có đủ sức khỏe để đảm bảo công việc;

– Có tri thức cơ bản và khả năng thực hành về công nghệ kỹ thuật điện – điện tử;

– Có khả năng khai thác vận hành các hệ thống và thiết bị kỹ thuật điện – điện tử;

– Có khả năng tham gia thiết kế chế tạo các thiết bị kỹ thuật điện – điện tử và chuyển giao công nghệ.

– Có khả năng tham gia thiết kế hệ thống điều khiển cho dây chuyền công nghệ;

– Có khả năng tham gia thiết kế tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống điện – điện tử;

– Có khả năng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, phù hợp với yêu cầu công việc;

– Có khả năng tham gia đào tạo nhân viên kỹ thuật về điện – điện tử.

Sau khi tốt nghiệp các kỹ thuật viên cao đẳng ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử có thể làm việc tại các cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc:

Kiến thức giáo dục đại cương
1 Triết học Mác – Lênin 7 Vật lý đại cương 1
2 Kinh tế chính trị Mác-Lênin 8 Hóa học đại cương 1
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học 9 Nhập môn tin học
4 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 10 Ngoại ngữ
5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 11 Giáo dục Thể chất
6 Toán ứng dụng 12 Giáo dục Quốc phòng
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở ngành
1 Mạch điện 6 Điện tử công suất
2 Khí cụ điện và máy điện 7 Đo lường – Cảm biến
3 Điện tử cơ bản 8 Hệ thống điều khiển tự động
4 Đo lường điện và thiết bị đo 9 Kỹ thuật truyền số liệu
5 Kỹ thuật số
Kiến thức ngành
1 Vi xử lý 4 Kỹ thuật Audio và Video (số)
2 Cấu trúc máy tính giao diện 5 Mạng cung cấp điện
3 Kỹ thuật Audio và Video (tương tự) 6 Đồ án học phần 1 (cơ sở)
Thực hành, thực tập
1 Thực tập điện cơ bản 4 Thực tập kỹ thuật số
2 Thực tập về đo lường và mạch điện 5 Thực tập về vi xử lý
3 Thực tập về điện tử cơ bản 6 Thực tập về đo lường – cảm biến

Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Mạch điện

Bao gồm các nội dung:

Các khái niệm cơ bản về mạch điện. Mạch tuyến tính ở chế độ  xác lập sin và tuần hoàn không sin. Các phương pháp phân tích mạch tuyến tính. Mạch 3 pha. Mạch 2 cửa.

Khí cụ điện và máy điện

Bao gồm các nội dung:

Các vấn đề cơ bản trong khí cụ điện: mạch từ, sự trao đổi năng lượng điện – điện cơ, hồ quang điện, các chế độ phát nóng, tiếp xúc điện. Một số chủng loại khí cụ điện; các chế độ làm việc, sơ đồ thay thế, giản đồ vectơ và đặc điểm vận hành của máy biến áp; các vấn đề cơ bản của máy điện quay. Động cơ không đồng bộ, máy điện một chiều; các động cơ đặc biệt công suất nhỏ cùng các đặc tính vận hành.

Điện tử cơ bản

Bao gồm các nội dung:

Giới thiệu các linh kiện bán dẫn (diode, transistor và các linh kiện khác); Các sơ đồ nối – phân cực cho các linh kiện bán dẫn; Mạch khuyếch đại tín hiệu nhỏ tần số thấp; Các mạch khuyếch đại ghép tầng, phản hồi âm; Khuyếch đại tần số cao, khuyếch đại cộng hưởng; Mạch phản  hồi dương, máy tín hiệu dạng sin và khác sin; Mạch khuyếch đại thuật toán và ứng dụng; Nguồn nuôi cho thiết bị điện tử.

Đo lường và thiết bị đo          

Bao gồm các nội dung:

Khái niệm về đo lường, Volt kế, Ampe kế. Đo điện trở, điện dung, điện cảm, hỗ cảm. Đo công suất điện năng hệ số công suất. V-A-O mét điện tử. Máy hiện sóng. Thiết bị đo chỉ thị số.

Kỹ thuật số

Bao gồm các nội dung:

Các ý niệm ban đầu về đại số Boole, các cổng luận lý. Vi mạch số và cách thể hiện công luận lý. Mạch tổ hợp. Mạch tuần tự. Bộ biến đổi ADC và DAC. Bộ nhớ bán dẫn.

Điện tử công suất

Cung cấp các kiến thức cơ bản của điện tử công suất liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật điện bao gồm các linh kiện bán dẫn, các bộ biến đổi công suất như bộ chỉnh lưu, bộ nghịch lưu, bộ biến đổi điện áp một chiều, bộ biến đổi áp xoay chiều và một số ứng dụng trong công nghiệp và hệ thống điện.

Đo lường và cảm biến

Bao gồm các nội dung:

Khảo sát phương pháp biến đổi các đại lượng không điện (nhiệt độ, độ dài, khoảng cách, trọng lượng, áp suất …) thành tính hiệu điện, đo lường  và xử lý chúng để phục vụ cho điều khiển quá trình; ứng dụng vi xử lý hoặc máy tính trong phương pháp thu nhận, xử lý và điều khiển các tín hiệu điện được chuyển đổi từ các cảm biến.

Hệ thống điều khiển tự động 

Trang bị kiến thức cơ bản về lý thuyết Điều khiển tự động để phân tích và thiết kế hệ thống tuyến tính liên tục, hệ phi tuyến và hệ rời rạc. Yêu cầu sinh viên nắm vững được một số công cụ phần mềm, đặc biệt là phần mềm Matlab để phân tích và thiết kế các hệ thống kỹ thuật.

Kỹ thuật truyền số liệu          

Cung cấp cách nhìn thống nhất lĩnh vực rộng của thông tin máy tính và số liệu. Nhấn mạnh những nguyên lý cơ bản và những chủ đề thiết yếu cơ bản liên quan đến các kỹ thuật truyền số liệu, thiết bị dồn và tách kênh, các kỹ thuật sửa sai, điều khiển luồng. Đồng thời còn cung cấp các dịch vụ chuyển dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng và giữa các mạng với nhau.

Vi xử lý

Bao gồm các nội dung:

Kiến thức căn bản về hệ vi xử lý và CPU tổng quát. Kỹ thuật lập trình cho vi xử lý. Thiết kế giao diện, thử nghiệm và phân tích hỏng hóc cho các hệ vi xử lý và vi điều khiển 8 bit, 16 bit, 32 bit. Kiến thức về kiến trúc các hệ vi xử lý và ứng dụng. Các bộ vi xử lý cao cấp theo 2 hướng RISC và CISC. Các phương pháp nâng cao tốc độ xử lý lệnh như: kỹ thuật đường ống (pipeline), bộ nhớ cache (cache memory). Tổ chức và quản lý bộ nhớ. Các cấu trúc song song trong công nghệ máy tính.

Cấu trúc máy tính và giao diện         

Bao gồm các nội dung:

Cấu trúc và tổ chức máy tính. Cấu tạo và tổ chức CPU. Cấu tạo và tổ chức bộ nhớ. Tổ chức và quản lý giao tiếp xuất nhập: giao tiếp qua s;ot, giao tiếp qua port (port nối tiếp, port song song). Tổ chức và quản lý ngoại vi. Giao diện với hệ thống đo và điều khiển ngoại vi.

Kỹ thuật audio và video (tương tự)

Bao gồm các nội dung:

Tổng quan về hệ thống audio-video. Hệ thống thu – phát thanh AM và FM. Hệ thông thu – phát hình đen trắng. Hệ thống thu – phát hình màu. Máy ghi – phát hình VCR (video cassette recorder)

Kỹ thuật audio và video (số) 

Bao gồm các nội dung:

Khái niệm cơ bản về hệ thống số. Hệ thống thu – phát thanh số. Hệ thống truyền hình số. Phân phối tín hiệu bit – nối tiếp và ghép kênh. Nén tín hiệu audio và video số. Truyền hình có độ phân giải cao (HDTV). Truyền hình multimedia. Video camera số.

Mạng và cung cấp điện

Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống cung cấp điện, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của phương án cung cấp điện, tính toán phụ tải điện, thiết kế trạm biến áp, tính toán tổn thất, lựa chọn các phần tử trong mạng phân phối hạ áp và thiết kế chiếu sáng công nghiệp.

Đồ án học phần 1 (cơ sở)

 Sinh viên thực hiện đồ án học phần để giải quyết một nhiệm vụ cơ bản trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện – điện tử.

Thực tập về điện cơ bản        

Hệ thống bài thực tập về điện cơ bản cho phép củng cố các kiến thức cơ sở quan trọng nhất về điện, bao gồm:

Thực hành về điện 1 chiều

Điện từ trường

Điện xoay chiều

Các linh kiện cơ bản và mạch điện

Sử dụng các thiết bị đo (đồng hồ, dao động ký,)

Thực tập về đo lường và mạch điện

Hệ thống các bài thực tập về đo lường và mạch điện, giúp cho sinh viên nắm vững kỹ thuật đo lường điện và phân tích mạch điện:

Các dụng cụ đo điện

Kiểm tra lại các định luật cơ bản về điện một chiều và xoay chiều

Thực hành về mạch điện (mạch tuyến tính, quá trình quá độ, mạch cộng hưởng,)

Thực tập về điện tử cơ bản

Hệ thống các bài thực tập điện tử  cơ bản tập trung vào thực hành khảo sát:

Đặc tính linh kiện bán dẫn, vi mạch tương tự

Các mạch điện tử cơ bản (khuyếch đại, phản hồi), máy phát, xử lý tương tự, điều chế AM-FM)

Thực tập về kỹ thuật số         

Hệ thống các bài thực tập về kỹ thuật số tập trung vào thực hành khảo sát các mạch điện tử logic sử dụng linh kiện bán dẫn và vi mạch số như các mạch: Cổng logic, Phân – hợp kênh (multiplexer), so sánh (comparator), mã hóa và giải mã (decoder), máy phát xung, trigger, mạch đếm (counter), bộ nhớ (ROM, RAM), DAC …

Thực tập về vi xử lý

Hệ thống các bài thực tập về vi xử lý bao gồm:

Thực hành về thiết kế điều khiển – xử lý;

Lập trình assembler

Giao diện với máy tính và ngoại vi.

Thực tập về đo lường – cảm biến

Các bài thực tập về kỹ thuật đo lường các đại lượng không điện (quá trình) thông qua các cảm biến sử dụng. Xử lý các tín hiệu và ghép nối với máy tính.

Thực hành với các cảm biến từ trường, nhiệt độ, tọa độ (thước đo tuyến tính và LVTD), quang, hồng ngoại, siêu âm, Load cell, truyền ĐK nhiều kênh đi xa.

Danh mục học phần tự chọn

Kiến thức cơ sở ngành  
1. An toàn điện 11. Nguyên lý mạch tích hợp
2.  Vật liệu điện Điện tử công suất 12. Ngôn ngữ lập trình
3. Vật liệu điện tử Hệ thống cơ điện tử 13. Phân tích hệ thống
4. Linh kiện quang điện tử 14. Phương pháp nghiên cứu khoa học
5. Thiết kế thiết bị điện 15. Kiểm tra chất lượng sản phẩm công nghiệp
6. Thiết kế thiết bị điện tử 16. Quản lý công nghiệp và dự án
7. Vẽ điện – điện tử 17. Cơ khí đại cương
8. Truyền động điện và ứng dụng 18. Cơ khí ứng dụng
9. Điều khiển lập trình 1 19. Kỹ thuật nhiệt – lạnh
10. Lý thuyết tín hiệu
Kiến thức ngành  
Chuyên ngành điện  
1. Vận hành và điều khiển hệ thống điện 6. Điện công nghiệp
2. Chuyên đề truyền động điện 7. Điều khiển lập trình 2
3. Nhà máy điện và trạm 8. Hệ thống SCADA
4. Tự động hóa và bảo vệ rơ le 9. Giải thích mạch và mô phỏng trên máy tính
5. Kỹ thuật chiếu sáng 10. Chuyên đề về công nghệ mới
Chuyên ngành điện tử công nghiệp  
1. Tự động hóa quá trình công nghệ 6. Điện tử công nghiệp
2. Hệ thống SCADA 7. Giải thích mạch và mô phỏng trên máy tính
3. Rôbốt 8. Điều khiển lập trình 2
4. Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng 9. Chuyên đề về công nghệ mới
5. Kỹ thuật PLD và ASIC
Chuyên ngành viễn thông  
1. Hệ thống viễn thông 1 7. Xử lý tín hiệu số
2. Hệ thống viễn thông 2 8. Kỹ thuật phát thanh – truyền hình
3. Kỹ thuật siêu âm cao tầng 9. Giải thích mạch và mô phỏng trên máy tính
4. An-ten, truyền sóng 10. Điều khiển lập trình 2
5. Truyền số liệu 11. Chuyên đề về công nghệ mới
6. Hệ thống thông tin số
Chuyên ngành điện tử dân dụng  
1. Kỹ thuật điện lạnh 5. Tự động hóa điện – dân dụng
2. Điện tử y – sinh 6. Điều khiển lập trình 2
3. Thiết bị điện – điện tử dân dụng 7. Chuyên đề về công nghệ mới
4. Thiết bị nghe – nhìn
Thực tập  
1. Thí nghiệm điện tử công suất 5. Thực tập về điều khiển tự động trong công nghệ
2. Thực tập về máy điện 6. Thực tập về điện tử viễn thông
3. Thực tập về truyền động điện 7. Thực tập về điện tử dân dụng
4. Thực tập về điều khiển lập trình