Hơn 300.000 thí sinh không xét tuyển Đại học, Học sinh làm gì sau Tốt nghiệp THPT?

0
410
5/5 - (2 bình chọn)

Theo thống kê, đến 20h30 ngày 20/8, sau khi tổng hợp và xử lý đầy đủ các lệnh đăng ký nguyện vọng của thí sinh, hệ thống cũng không ghi nhận sự gia tăng nào của việc thí sinh tiếp tục vào hệ thống để đăng ký xét tuyển bổ sung. Thí sinh tiến hành đăng ký nguyện vọng xét tuyển thuận lợi, trong suốt quá trình không gặp khó khăn, không có hiện tượng nghẽn mạng cho tới phút cuối cùng của thời hạn đăng ký.

Theo thống kê từ Vụ Giáo dục Đại học, tính đến 17h ngày 20/8, thời điểm hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT tự động khóa chức năng đăng ký xét tuyển, đã có 616.522 thí sinh nhập nguyện vọng trên tổng số 941.759 thí sinh có ý định đăng ký xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT. Như vậy, có 325.237 thí sinh đã quyết định không nhập nguyện vọng lên hệ thống (chiếm gần 35% trên tổng số thí sinh có mong muốn lựa chọn đăng ký xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT).

Vậy khoảng 1/3 số thí sinh không đăng ký nguyện vọng vào các trường Đại học, phải chăng không có nhu ầu học hay đã đăng ký vào học Cao đẳng, Trung cấp?

nguyên nhân chính khiến số lượng thí sinh không đăng ký nguyện vọng vào các trường Đại học học như sau:

Khi nhận kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT rồi, các em sẽ biết bản thân đang ở đâu, biết được năng lực, thực lực đạt được của mình như thế nào. Nhiều thí sinh khi có kết quả điểm không cao, nhận thức thấy rằng không đủ khả năng cạnh tranh khi xét tuyển đại học, do vậy đã không đăng ký nữa mà sẽ đăng ký học Cao đẳng, Trung cấp hoay học nghề. Nhiều em khác đã có kết quả và quyết định đi du học, …

Điều này là xu hướng phát tất yếu của xã hội phát triển; giảm được công sức, giảm được việc thí sinh nộp lệ phí xét tuyển không cần thiết, tính trên toàn hệ thống là một sự tiết kiệm xã hội lớn. Bởi vậy, việc năm nay có khá nhiều thí sinh không nhập nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống là chuyện bình thường và cần được khuến khích người học để phân loại nguồn lao động ngay từ khi các em đủ 18 tuổi – độ tuổi có sức lao động tốt nhất.