Hê thống An sinh Xã hội tại Đức – Du học sinh cần biết

0
2733
Rate this post

    An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách giải pháp của nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế – xã hội thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt. Và hiện nay, Đức nằm trong nhóm những quốc gia có chất lượng an sinh xã hội tốt nhất thế giới.

Hệ thống An sinh Xã hội tại Đức

    Đức xưa nay luôn là điểm đến thu hút các du học sinh nước ngoài. Không chỉ vì có nền giáo dục hàng đầu, đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên mà chế độ an sinh xã hội tại Đức được xếp vào loại bậc nhất trên thế giới. Điều này đã giúp Đức luôn thu hút được một số lượng lớn các du học sinh. Sau khi tốt nghiệp, đa phần các du học sinh đều lựa chọn Đức là nơi đáng để sinh sống và trở thành một công dân tại Đức.

>> Du học nghề Đức miễn học phí – được hưởng lương

                                                      Anh sinh Xã hội là gì?

    Cũng giống như nhiều quốc gia Châu Âu khác. Hệ thống an sinh xã hội của Đức bao gồm nhiều hạng mục: Bảo hiểm y tế, hưu trí, tai nạn; Chăm sóc người già, người bệnh và Bảo hiểm thất nghiệp. Tất cả đều hướng đến mục đích giúp bảo vệ người dân trước những rủi ro tài chính đe dọa đến cuộc sống của họ.

    Ngoài ra, hệ thống toàn diện này còn bao gồm những hỗ trợ của nhà nước được lấy từ nguồn thu thuế như: hỗ trợ cho gia đình (trợ cấp cho con, trợ cấp cho phụ huynh, giảm thuế) hoặc an sinh cơ bản cho người về hưu, người thất nghiệp dài hạn ở Đức.

    Các du học sinh tại Đức có thể được hưởng phần lớn các phúc lợi xã hội của chính phủ, tùy thuộc vào tình trạng cư trú tạm thời, thường trú nhân hay đã nhập tịch. Đối với những du học sinh tại Đức định cư lâu dài như thường trú nhân và đã nhập tịch hoàn toàn có thể hưởng những phúc lợi xã hội như người bản xứ.

>>Du học nghề Đức với các ngành nghề đa dạng

    Thông thường, theo quy định của Đức, nếu cư trú hợp pháp tại đây từ đủ 5 năm trở lên, các bạn du học sinh tại Đức có thể xin chuyển từ giấy phép cư trú tạm thời sang thường trú. Nếu bạn cư trú hợp pháp đủ 7 năm trở lên bạn sẽ được phép xin nhập tịch nếu biết tiếng Đức.

    Ngoài ra, trong trường hợp còn lại, du học sinh tại Đức vẫn có thể được bảo vệ bởi chính sách an sinh xã hội của Đức nếu bạn đang làm việc hợp pháp, có thu nhập từ 450 euro/tháng trở lên và đóng bảo hiểm đầy đủ.

Du học sinh tại Đức

    Thông thường, những khoản hỗ trợ từ an sinh xã hội cho các đối tượng này sẽ bao gồm: Quỹ Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm chăm sóc dài hạn, Bảo hiểm hưu trí, Bảo hiểm tai nạn và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo luật định. Ví dụ: Nếu bạn có bảo hiểm y tế công cộng ở Đức, hầu hết các liệu trình điều trị và thuốc của bạn sẽ được bảo hiểm chi trả. Ngay cả khi bạn bị đau lưng, bạn vẫn sẽ được mát xa hoàn toàn miễn phí theo quy định. Thú vị hơn, bạn thâm chí còn có thể đến phòng tập thể dục thường xuyên và chi phí thẻ thành viên của bạn sẽ được nhà cung cấp bảo hiểm sức khỏe chi trả.

>>Du học Đức nên chọn ngành nào dễ xin việc 

Năm trụ cột bảo hiểm xã hội

    Hệ thống bảo hiểm xã hội của Đức hiện nay bao gồm năm lĩnh vực, được gọi là “Năm trụ cột của bảo hiểm xã hội“. Đơn vị chủ quản của bảo hiểm xã hội không phải là cơ quan nhà nước, mà là tổ chức công cộng.

  1. – Bảo hiểm thất nghiệp
  2. – Bảo hiểm y tế theo luật định
  3. – Bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng theo luật định
  4. – Bảo hiểm hưu trí theo luật định
  5. – Bảo hiểm tai nạn theo luật định

    Quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ lệ phí do người lao động và chủ thuê lao động đóng. Về nguyên tắc mỗi bên một nửa. Mức lệ phí phải đóng tính theo phần trăm lương của người lao động, do Cơ quan hành chính tự quản quy định đối với bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn, do cơ quan lập pháp (Quốc hội) quy định đối với bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm chăm sóc, điều dưỡng.

>> Lý do nên chọn du học nghề tại Đức ngành điều dưỡng khi du học năm 2020

    Hiện nay, lệ phí bảo hiểm y tế chiếm 14,6% tổng lương của người lao động, trong đó người lao động đóng 7,3% và chủ thuê lao động đóng 7,3%, lệ phí bảo hiểm hưu trí là 18,7%…

    Những người không có công ăn việc làm hoặc thu nhập quá thấp sẽ được nhận trợ cấp xã hội để đảm bảo mức sống tối thiểu từ nhà nước, lấy từ tiền thuế.

    CHLB Đức không chỉ đi theo nền kinh tế thị trường thuần túy, mà là nền kinh tế thị trường xã hội nên hệ thống phúc lợi, an sinh xã hội của họ rất tốt.

                       Du học sinh tại Đức đều được hưởng chế độ An sinh Xã hội

    Đặc biệt, người Việt Nam ở Đức hiện nay cũng được hưởng phúc lợi xã hội như người Đức. Những người làm công, ăn lương cũng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo luật định. Những người hành nghề tự lập thì không bắt buộc phải đóng bảo hiểm nhưng cũng có thể tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội theo luật định hoặc bảo hiểm tư nhân.

    Khi đến tuổi nghỉ hưu, thông thường trong thời gian quá độ hiện nay là từ 65 tới 67 tuổi, một số có thể nghỉ từ 63 tuổi, nếu đã đóng 45 năm bảo hiểm hưu trí, người hưu trí sẽ được nhận lương hưu tùy theo mức độ họ đã đóng.

>> Các khóa học tiếng Đức

    Đây cũng là một vấn đề đối với người Việt Nam ở Đức, vì phần lớn người Việt Nam hành nghề tự lập, thường chỉ đóng bảo hiểm y tế mà không đóng bảo hiểm hưu trí, hoặc đóng rất ít nên lương hưu sẽ rất thấp. Nếu những người này không có đủ tiền tiết kiệm dự trữ, họ sẽ phải xin tiền trợ cấp bảo đảm cơ bản lúc tuổi già (Grundsicherung), một dạng trợ cấp xã hội để đủ sống.

    Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có những thông tin cần thiết về chế độ an sinh xã hội tại Đức. Chúng tôi tin rằng các bạn sẽ có được những trải nhiệm khi du học tại đây. Bất cứ khi nào bạn cần tư vấn thông tin về chương trình du học Đức, việc làm tại Đức hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Eduplus luôn sẵn sàng đồng hành cùng với các bạn trên con đường đến với nước Đức mơ ước.