Các quy định và tiêu chí về đào tạo nghề liên thông

0
1063
Rate this post

Nhằm giúp người học có điều kiện nâng cao tay nghề, trình độ bằng cấp và cơ hội việc làm bền vững. Vừa qua Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 27/2017/TT-BLĐTBXH quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp.

1. Quy định về đào tạo nghề liên thông

Theo thông tư 27/2017/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp theo hình thức chính quy và hình thức vừa làm vừa học, bao gồm: Đào tạo liên thông giữa trình độ sơ cấp với trình độ trung cấpđào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp với trình độ cao đẳng. Đối tượng áp dụng chính sách là trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là trường).

                                                         Học liên thông Cao đẳng

>> Khung chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử

* Các trường tổ chức đào tạo liên thông phải bảo đảm các yêu cầu:

1. Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với những ngành, nghề trường dự kiến đào tạo liên thông ở trình độ tương ứng;
2. Đã ban hành chương trình đào tạo liên thông cho những ngành, nghề trường dự kiến đào tạo liên thông được xây dựng theo quy định;
3. Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, trường phải bảo đảm thêm điều kiện có ít nhất 1 khóa học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng hình thức đào tạo chính quy đã tốt nghiệp.

* Đối tượng tuyển sinh đào tạo liên thông:

Liên thông trình độ trung cấp bao gồm: Người có chứng chỉ sơ cấp, sơ cấp nghề cùng ngành, nghề và có bằng tốt nghiệp THCS trở lên; người có bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp có nhu cầu học liên thông để có bằng tốt nghiệp trung cấp thứ hai cùng nhóm ngành, nghề đào tạo
Liên thông trình độ cao đẳng bao gồm: Người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề và bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; người có bằng tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT thì phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; người có bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề có nhu cầu học liên thông để có bằng tốt nghiệp cao đẳng thứ hai cùng nhóm ngành, nghề đào tạo; 

>> Tuyển sinh liên thông Cao đẳng/Đại học 2020

* Thời gian đào tạo liên thông:

Thông tư nêu rõ, thời gian, hình thức tuyển sinh đào tạo liên thông được thực hiện theo Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 2/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng.
Thời gian đào tạo liên thông được xác định trên cơ sở khối lượng kiến thức, kỹ năng quy định cho từng chương trình theo từng trình độ và phương thức, hình thức đào tạo.
Thời gian đào tạo liên thông theo niên chế giữa trình độ trung cấp với trình độ cao đẳng từ 1 đến 2 năm học tuỳ theo ngành, nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo.
Thời gian đào tạo liên thông theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp là thời gian để người học tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo.

2. Các tiêu chí đào tạo nghề liên thông

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp. Trong đó nêu rõ điều kiện đào tạo nghề liên thông.
Theo dự thảo, đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó người học khi chuyển từ trình độ đào tạo thấp lên trình độ đào tạo cao hơn cùng ngành, nghề hoặc khi chuyển sang học ngành, nghề khác thì không phải học lại những nội dung đã học.
Đào tạo liên thông nhằm tạo cơ hội học tập cho người học và phát triển ngành, nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả trong đào tạo và đảm bảo công bằng trong giáo dục.
Theo dự thảo, các trường được tổ chức đào tạo liên thông khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:
1- Có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng đối với những ngành, nghề đào tạo liên thông;
2- Có chỉ tiêu đào tạo liên thông nằm trong chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
3- Có hội đồng để xem xét và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và các khối lượng kiến thức, kỹ năng được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học;
4- Có chương trình đào tạo liên thông được xây dựng theo quy định.