Trường Cao đẳng nghề Yên Bái thông báo tuyển sinh năm 2024

0
1818
Rate this post

Trường Cao đẳng nghề Yên Bái tuyển sinh và đào tạo trong năm học 2020 – 2021.

I. Hệ cao đẳng 

-Thời gian đào tạo 2,5 năm

– Hình thức: xét tuyển

– Đối tượng: Tốt nghiệp THPT

TT TÊN NGHỀ TT TÊN NGHỀ
1 Công nghệ ô tô (***) 7 Công tác xã hội
2 Điện công nghiệp (**) 8 Kế toán doanh nghiệp
3 Kỹ thuật máy lạnh & Điều hòa không khí 9 Công nghệ thông tin (ƯDPM)
4 Điện tử công nghiệp (**) 10 Gia công thiết kế sản phẩm Mộc (***)
5 Hàn
6 Liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng (thời gian đào tạo 10 tháng)

II. Hệ Trung cấp 

-Thời gian đào tạo 1,5 năm

– Hình thức: xét tuyển

– Đối tượng: Tốt nghiệp THCS

TT TÊN NGHỀ TT TÊN NGHỀ
1 Công nghệ ô tô (***) 11 Chăn nuôi thú y (*)
2 Điện công nghiệp (**) 12 Công tác xã hội
3 Điện tử công nghiệp (**) 13 Kỹ thuật xây dựng
4 Kỹ thuật máy lạnh & Điều hòa không khí 14 Quản lý & kinh doanh nông nghiệp
5 Công nghệ thông tin (ƯDPM) 15 Khuyến nông lâm
6 Kế toán doanh nghiệp 16 Lâm nghiệp
7 Cắt gọt kim loại 17 Quản lý đất đai
8 Hàn    
9 Gia công thiết kế sản phẩm Mộc (***)
10 Vận hành máy thi công nền (**)

(***) Nghề cấp độ Quốc tế    

 (**) Nghề cấp độ ASEAN    

  (*) Nghề cấp độ Quốc gia

III. Hệ sơ cấp:

– Đào tạo lái xe: các hạng B2, C.

– Nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.

– Sơ cấp: Xây dựng, Sửa chữa máy nông cụ, Điện dân dụng, Điện tử dân dụng, Sửa chữa xe máy, Hàn , Trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Trồng rau sạch, Sản xuất giống cây Lâm nghiệp…

IV. Đối tượng, chế độ và quyền lợi của người học

* Chế độ dân tộc nội trú (đối với HSSV học tại trường):

+ Được hưởng kinh phí hỗ trợ học tập 1.490.000 đồng/tháng/01 học sinh, sinh viên: người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật;

+ Được hưởng 1.192.000 đồng/tháng/01 học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

+ Được hưởng 894.000 đồng/tháng/01 học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

– Các khoản hỗ trợ khác:

+ Được hỗ trợ một lần số tiền 1.000.000 đồng/khóa đào tạo để mua đồ dùng cá nhân như: chăn cá nhân, áo ấm (nếu cần), màn cá nhân, chiếu cá nhân, áo đi mưa và quần áo bảo hộ lao động theo nghề đào tạo;

+ Được hỗ trợ 150.000 đồng đối với học sinh, sinh viên ở lại trường trong dịp tết Nguyên Đán;

+ Mỗi học sinh, sinh viên được hỗ trợ mỗi năm một lần tiền đi lại từ nơi học về gia đình và ngược lại:

Mức 300.000 đồng/năm đối với học sinh, sinh viên ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

Mức 200.000 đồng/năm đối với các đối tượng còn lại.

* Các chế độ miễn, giảm và hỗ trợ khác:

– Được miễn 100% học phí với đối tượng: Học sinh tốt nghiệp THCS; HSSV là thân nhân người có công với cách mạng; mồ côi; tàn tật, khuyết tật, người dân tộc thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

– Được giảm 70% học phí với đối tượng: HSSV là người dân tộc cư trú vùng 135, học các nghề độc hại.

– Được giảm 50% học phí với đối tượng: HSSV có cha hoặc mẹ là CB,CN,VC bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.

* Trợ cấp: 

140.000đ/1 tháng với HSSV đối tượng dân tộc vùng 135;

100.000đ/1 tháng với HSSV đối tượng hộ nghèo; mồ côi; tàn tật.

– HSSV đạt thành tích học tập từ 7,0 trở lên được xét cấp học bổng khuyến khích học tập.

V. Hồ sơ đăng ký xét tuyển

Phiếu đăng ký.

Đơn xin học.

Bản sao giấy khai sinh (công chứng).

Bản sao bằng tốt nghiệp hoặc chứng nhận tốt nghiệp THCS, THPT hoặc tương đương (công chứng).

Học bạ (công chứng).

Giấy xác nhận thuộc diện đối tượng chính sách hoặc đối tượng ưu tiên (công chứng).

Ảnh màu cỡ 3×4: 04 cái (ghi tên và ngày, tháng, năm sinh sau ảnh).