Quy cách liên thông trung cấp, cao đẳng lên đại học.

0
1634
Rate this post

Học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại trung bình chỉ cần 01 năm kinh nghiệm có thể dự thi liên thông; tốt nghiệp có thể lấy bằng hệ chính quy hoặc hệ vừa học vừa làm… Đây là một trong những điểm mới về quy định đào tạo liên thông mà Bộ GD-ĐT vừa mới ban hành.

Trong thời điểm này, câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất là “em muốn liên thông lên đại học thì phải làm gì?”. Edu Plus sẽ hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc các bạn về quy cách liên thông từ Trung cấp, Cao đẳng lên Đại học ngay tại bài viết này.

Hệ thống đào tạo tại các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay
Hệ thống đào tạo tại các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay.

Điều kiện và yêu cầu để liên thông theo quy chế của bộ GD&ĐT

Hầu hết các trường liên thông đại học đều yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp các ngành nghề muốn liên thông ở các trường trung cấp, cao đẳng đã theo học. Ngoài ra đối với người tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT. Đa phần các chương trình văn hóa sẽ được bổ sung ngay khi học trung cấp, cao đẳng hệ chính quy.

Điều kiện thi đầu vào của liên thông là mỗi môn phải đạt 5 điểm trở lên theo thang điểm 10. Đây là yêu cầu chung của Bộ GD&ĐT quy định để đảm bảo ngưỡng đầu vào.

Các trường đại học uy tín cho phép như liên thông như: Đại học Bách Khoa HN, Đại học Công nghiệp TP. HCM, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại… và hầu hết các trường khác sẽ được tổ chức tuyển sinh 2 lần/năm.

Hiện nay, các trường đại học tự chủ về việc ra đề và tổ chức thi tuyển. Có 3 môn dùng chính để tuyển sinh theo quy chế của Bộ GD&ĐT là: môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề. Các trường đại học sẽ công bố công khai các môn thi trong thông báo tuyển sinh trước kỳ thi liên thông trước 03 tháng.

Muốn liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học thì phải làm gì?

Thời gian đào tạo liên thông là bao lâu?

Đào tạo CĐ được thực hiện từ 1,5 – 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo.

Đào tạo ĐH được thực hiện từ 2,5 – 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo.

Đào tạo ĐH từ 1,5 – 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp CĐ cùng ngành đào tạo.

Hồ sơ liên thông ĐH cần những gì?

Công tác hướng dẫn hồ sơ nhập học tại các trường Cao đẳng, Đại học
Công tác hướng dẫn hồ sơ nhập học tại các trường Cao đẳng, Đại học.

Mỗi trường sẽ có một mẫu hồ sơ riêng để học sinh có thể điền vào. Ngoài ra, học sinh phải bổ sung các giấy tờ theo danh sách sau:

Đào tạo ĐH từ 1,5 – 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp CĐ cùng ngành đào tạo.

  • Bản photo công chứng Bằng tốt nghiệp Cao đẳng;
  • Bảng điểm photo công chứng (các thí sinh cần gửi kèm một bản photo công chứng kết quả học tập có ghi rõ tên môn học, số tiết, điểm thi từng môn);
  • Bản sao giấy sinh;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe;
  • Bản sao các giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có);
  • 2 ảnh cỡ 3×4 (chụp trong vòng 6 tháng).

Lưu ý: Mọi sinh viên nên để ý thông báo liên thông của trường mình đang theo học đặc biệt các bạn muốn liên thông trái ngành.

Theo quy định mới này thì đào tạo liên thông là quá trình đào tạo cho phép sử dụng kết quả học tập đã có của người học để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác.

Dưới đây là 5 điều cần biết về đào tạo liên thông mà các bạn sinh viên cần đặc biệt chú ý:

1. Đối tượng được đào tạo liên thông?

– Những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng có nhu cầu học tập lên trình độ cao đẳng hoặc đại học.

+ Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học, người tốt nghiệp loại khá trở lên được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp.

Người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 01 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.

+ Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học, người có bằng tốt nghiệp trung cấp phải có ít nhất 03 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển.

– Những người đã tốt nghiệp ở nước ngoài có văn bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc cao đẳng được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Phương thức tuyển sinh liên thông như thế nào?

– Đối với những lớp đào tạo liên thông đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, các thí sinh phải tham dự thi tuyển 3 môn gồm: hai môn cơ bản và một môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề).

Đề thi các môn cơ bản được lấy từ ngân hàng đề thi của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề thi môn cơ sở ngành (hoặc thực hành nghề) do Hiệu trưởng nhà trường quy định.

– Đối với những lớp đào tạo liên thông đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, các thí sinh phải tham dự một kỳ thi tuyển 2 môn gồm: môn cơ sở ngành (hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh) và một môn của kiến thức ngành.

Hiệu trưởng nhà trường quy định cụ thể môn thi tuyển sinh để đảm bảo chất lượng tuyển chọn.
3. Thời gian đào tạo liên thông là bao nhiêu lâu?

– Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ 1,5 – 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo;

– Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 2,5 – 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ 1,5 – 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.

4. Đăng ký dự thi liên thông khác ngành đào tạo mình đã tốt nghiệp có được phép?

Điều này chỉ được phép khi người có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng khác ngành đào tạo nhưng cùng trong một khối ngành, nếu có nhu cầu đào tạo liên thông thì phải học thêm một khối lượng kiến thức bổ sung để có đủ trình độ đầu vào ngành theo học liên thông trước khi dự thi tuyển. Khối lượng kiến thức phải học bổ sung do hiệu trưởng nhà trường quyết định.

5. Văn bằng tốt nghiệp trong đào tạo liên thông?

– Người học theo hình thức học ban ngày, tập trung liên tục tại trường, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, sau khi kết thúc khoá học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ chính quy, người học được cấp bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hệ chính quy.

– Người học theo hình thức vừa làm vừa học, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học, sau khi kết thúc khoá học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ vừa làm vừa học, người học được cấp bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.