Hậu quả của điện giật

0
3321
5/5 - (2 bình chọn)

Một học sinh lớp 4 điện giật tử vong khi học trực tuyến

Liên quan đến sự việc hết sức thương vong về điện, eduplus xin giới thiệu nguyên nhân và cách phòng tránh điện giật

1. Nguyên nhân gây tai nạn điện giật
Tai nạn điện giật do nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm:

Thiết bị hoặc dụng cụ điện trong gia đình bị hỏng
Dây dẫn điện bị mòn, bị hư hại hoặc bị bong ra do sử dụng quá lâu.
Thiết bị điện bị tiếp xúc với nước dẫn tới hiện tượng rò điện.
Hệ thống dây điện trong nhà bị hư hoặc bị gắn sai
Dây điện bị rớt xuống nhưng chưa ngắt nguồn điện
Sét đánh

Thiết bị điện không đảm bảo là nguyên nhân hàng đầu bị điện giật

2. Các triệu chứng thường thấy khi bị điện giật
Bệnh nhân nằm bất tỉnh
Bệnh nhân thấy khó thở, trường hợp nặng có thể ngừng thở
Mạch yếu, không đều, đôi khi không có mạch
Bỏng là dấu hiệu thường thấy khi bị gật hiện, đặc biệt ở chỗ tiếp xúc điện và truyền điện.
Khởi phát ngưng tim đột ngột
Đôi khi một số nạn nhân bị điện giật không có biểu hiện bị thương tổn nhưng cần được điều trị như là nạn nhân bị điện giật. Một số tổn thương và những biến chứng xa có thể chưa rõ.
Bỏng
Bỏng là dấu hiệu thường thấy khi bị gật hiện, đặc biệt ở chỗ tiếp xúc điện và truyền điện
3. Tác hại của điện giật là gì?
Các tổn thương do điện được xếp loại từ bỏng da bề mặt nhẹ cho tới rối loạn chức năng đa tạng nặng, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tử vong cao cho bệnh nhân.

3.1 Tim
Rối loạn nhịp tim nhẹ xảy ra trong vài giờ đầu khi bệnh nhân nhập viện. Tuy nhiên nếu bị giật điện do dòng điện một chiều hoặc do sét đánh thì bệnh nhân có thể bị ngừng tim đột ngột hoặc bị rung thất do dòng điện xoay chiều gây nên. Rung thất là rối loạn nhịp tim gây tử vong thường gặp nhất, xảy ra trong khoảng 60% bệnh nhân có đường đi của dòng điện từ tay này sang tay khác.
Tái lập nhịp xoang tự nhiên sau ngừng tim được ghi nhận trong một số trường hợp tổn thương do điện, nhưng vì liệt hô hấp kéo dài hơn cho nên nhịp tim có thể chuyển sang rung thất do hạ oxy máu.
Một số rối loạn khác tại tim cũng được ghi nhận là: Rối loạn nhịp nhĩ, block tim độ 1 và 2, và block nhánh.
3.2 Thận
Tình trạng tiêu cơ vân xảy ra do các mô bị hoại tử và có thể nặng hơn nếu bệnh nhân có tổn thương thận cấp do lắng đọng sắc tố của tế bào cơ trong ống thận.
Hiện tượng thoát dịch ra khỏi lòng mạch làm giảm thể tích tuần hoàn, gây tăng ure máu trước thận và hoại tử ống thận cấp.
3.3 Thần kinh
Sau tổn thương do điện bệnh nhân có thể bị tổn thương cả hai hệ thống thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Các biểu hiện bao gồm: Mất ý thức, yếu hoặc liệt chi, suy giảm hô hấp, rối loạn chức năng thần kinh tự động và rối loạn trí nhớ,…trong đó rối loạn cảm giác và vận động do tổn thương thần kinh ngoại biên là khá phổ biến.

3.4 Da
Bỏng nhiệt bề mặt, bỏng nhiệt một phần, và bỏng nhiệt toàn bộ có thể xảy ra sau tổn thương do điện. Bỏng thường thấy nhất ở các vị trí tiếp xúc với điện và các vị trí tiếp xúc với mặt đất tại thời điểm tổn thương. Không được dựa vào tổn thương bên ngoài để xác định mức độ tổn thương bên trong, đặc biệt với các tổn thương do điện áp thấp.
Bỏng miệng có thể xảy ra ở trẻ em do bú hoặc nhai dây điện gây chảy máu, gây khuyết tật thẩm mỹ, đặc biệt khi có cả tổn thương vùng mép.
3.5 Cơ xương
Trong tất cả các mô của cơ thể thì xương có điện trở cao nhất nên nó tạo ra một lượng nhiệt lớn khi tiếp xúc với một dòng điện. Do vậy các vùng tổn thương do nhiệt lớn thường là các mô ở sâu xung quanh các xương dài, có thể gây bỏng màng xương, phá hủy bào chất của xương và hoại tử xương
Ngoài các tổn thương do bỏng, xương có thể bị gãy do ngã, tổn thương do nổ xương, hoặc do co cứng cơ. Cần phải chụp cột sống cổ (XQ, CT, MRI…) để đánh giá tình trạng gãy xương ở bệnh nhân có tổn thương do điện hoặc có tình trạng rối loạn ý thức.
Các tổn thương nhiệt do điện ở sâu có thể gây hoại tử và phù nề mô và xuất hiện hội chứng ép khoang cấp tính, dẫn tới tiêu cơ vân và/hoặc tổn thương nội tạng.
3.6 Hệ thống mạch máu, đông máu và các tổn thương khác
Hội chứng ép khoang hoặc đông cứng các mạch máu nhỏ khiến cho các mạch máu bị tổn thương, xuất hiện các huyết khối động mạch.
Các cơ quan như phổi, dạ dày, ruột non và đại tràng,… có thể bị tổn thương và gây biến chứng đường rò, thủng, nhiễm khuẩn thứ phát, nhiễm trùng, và thậm chí là gây tử vong
Bệnh nhân ngã hoặc bị văng mạnh do tiếp xúc với dòng điện có thể bị tổn thương nặng, cần phải được kiểm tra, đánh giá và điều trị một cách cẩn thận.
4. Cách phòng tránh điện giật
Chạm ổ điện
Không chạm vào ổ cắm điện
Không chạm vào ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần…khi chưa ngắt nguồn điện.
Dùng các loại dây dẫn có vỏ bọc cách điện và có tiết diện đủ lớn để tránh hiện tượng quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà. Dây dẫn trong nhà nên được đặt trong ống cách điện.


Không sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, đồ dùng điện có chất lượng kém vì các thiết bị này có lớp cách điện không tốt dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ bọc gây điện giật chết người và dễ gây phát hỏa trong nhà.
Phải lắp cầu dao hay aptomat ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do chập điện.
Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao hoặc aptomat điện và treo bảng “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại cầu dao hoặc aptomat để không bị điện giật.
Không đóng cầu dao hoặc aptomat, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép và đứng nơi ẩm ướt.
Sửa chữa, thay thế các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, aptomat, công tắc, ổ cắm điện… bị hư hỏng để tránh điện giật khi chạm vào.
Khi sử dụng các công cụ như máy khoan, máy mài,…cần phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện.
Không đặt các thiết bị điện phát nhiệt ở gần các đồ vật dễ bị cháy nổ
Để hạn chế tối đa điện giật khi thiết bị điện bị rò điện ra vỏ cần nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như vỏ tủ lạnh, vỏ máy nước nóng, máy giặt, vỏ máy bơm nước…